Soạn văn 9 bài chị em Thúy Kiều giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Kết cấu của đoạn thơ chị em Thúy Kiều là: chia làm 3 phần
- Phần 1 (4 câu đầu): Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều.
- Phần 2 (4 câu tiếp theo): Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Phần 3 (còn lại): Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
- Nhận xét: Với kết cấu này ta thấy, kết cấu đoạn thơ đi từ khái quát đến cụ thể. Từ vẻ đẹp chung của hai chị em, tác giả tả vẻ đẹp của Thúy Vân và lấy vẻ đẹp của cô em làm nền để khắc tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Câu 2:
- Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi tả vẻ đẹp Thúy Vân: Khuôn trăng, hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da...
- Cảm nhận vẻ đẹp và tính cách của Thúy Vân: đó là vẻ đẹp kiêu sa, đài các của Thúy Vân, vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, phúc hậu nằm trong khuôn khổ của tự nhiên. Dự báo một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
Câu 3: Những điểm giống và khác nhau khi tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều là:
- Giống nhau: Đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung nhan sắc và ngoại hình.
- Khác nhau: Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thuỷ”; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
Câu 4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp trí tuệ và tài năng của Thúy Kiều:
- Thông minh trời phú
- Làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn, sáng tác nhạc... đều giỏi
=> Những vẻ đẹp đó cho thấy, Thúy Kiều thật đa tài, tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, toàn vẹn hơn người. Nhưng thông qua đấy, người đọc như dự cảm về một tương lai đầy bất trắc, truân chuyên của Kiều.
Câu 5: Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em, nó đúng là như vậy, vì:
- Thúy Vân: vẻ đẹp của Thuý Vân là một vẻ đẹp “mây thua, tuyết nhường", một vẻ đẹp có chút gì đó hiền hoà, chưa có sự đố kị với thiên nhiên, điều đó có thể dự báo được cuộc thời Thuý Vân bình lặng, suôn sẻ, không sóng gió.
- Thúy Kiều: là một vẻ đẹp vượt trội, ngạo nghễ, thách thức với tự nhiên. Sự đối kị ấy khiến ta nghĩ đến tai hoạ sẽ đến với nàng. Điều này dự báo về cuộc sống đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.
Câu 6: Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn, vì: tác giả đã tập trung miêu tả cả sắc lẫn tài của Thúy Kiều. Đó là một vẻ đẹp "hoa ghen", "liễu hờn", một vẻ đẹp mang tính thách thức với thiên nhiên.