Soạn văn 11 bài Chạy giặc giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:

  • Lũ trẻ lơ xơ chạy
  • Đàn chim dáo dác bay.
  • Bến Nghé tan bọt nước.
  • Đồng Nai nhuốm màu mây.

Tác giả đã sử dụng ngòi bút tả thực để vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội khi giặc Pháp xâm lược, thể hiện tình cảnh tan tác, bi thương của nhân dân khi ấy. Những từ láy “lơ xơ”, “dáo dác” làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng. Kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả nhằm nhấn mạnh nỗi khốn khổ của người dân trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm.

Câu 2:

Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.

Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này.

Câu 3:

Phân tích:

Lời kêu gọi mang giá trị rất to lớn, hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này

Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà rất cụ thể. Trang dẹp loạn là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân. Nhưng sau đó, nhà thơ lại tố cáo họ: sự thờ ơ, vô trách nhiệm của họ để đất nước rơi vào tình trạng “nước mất nhà tan”, nhân dân điêu linh, khổ sở. Câu hỏi ở cuối bài thơ đã làm cho người đọc day dứt và có nhiều cảm xúc nó để lại bao xót thương và cũng mang một âm hưởng hào hùng vì lời kêu gọi đứng lên xả thân vì nước của Nguyễn Đình Chiểu.