Soạn văn 9 Bố của Xi mông giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
  • Phần 2 (tiếp ... một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
  • Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
  • Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.

Câu 2:

Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố.

Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em:

  • Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.
  • Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...
  • Nỗi đau đớn tủi hơn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.

Câu 3:

Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:

  • Chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.
  • Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói  nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
  • Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
  • Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị  “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.

Câu 4:

Diễn biến tâm trạng của Phi-lip :

  • Khi gặp Xi-mông: cảm nhận sự đau khổ của em và an ủi em.
  • Trên đường đưa Xi-mông về nhà: nghĩ có thể đùa bỡn với chị Blăng-sốt.
  • Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.
  • Lúc đối đáp với Xi-mông: nửa đùa nửa thật nhận làm bố Xi-mông, cảm mến em.