Soạn văn 9 bài Ánh trăng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Bố cục bài thơ gồm 3 phần:
- Phần 1(khổ 1, 2): cảm nghĩ về trăng quá khứ
- Phần 2 (khổ 3, 4): cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
- Phần 3 (khổ 5, 6): suy tư của tác giả
- Bài thơ như là một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc là khi đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng mất điện, “gặp lại vầng trăng tròn”. Con người vô tình còn trăng vẫn thuỷ chung. Chính sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh ấy đã gợi nhiều kỷ niệm tình nghĩa trong lòng nhà thơ.
Câu 2:
- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:
- Thiên nhiên tươi đẹp gần gũi, gắn bó trong cảnh gian khó.
- Là biểu tượng cho thời quá khứ
- Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung.
- Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.
Câu 3:
- Kết cấu và giọng điệu của bài thơ:
- Kết cấu độc đáo, tác giả như đang kể lại một câu chuyện từ quá khứ đến hiện tại, chứa đựng những triết lí sâu xa, khiến mỗi chúng ta đều phải nhìn lại chính mình.
- Giọng điệu tâm tình, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư, cảm động.
- Những yếu tố ấy góp phần quan trọng trong việc bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.
Câu 4:
- Thời điểm ra đời của bài thơ : sau đại thắng mùa xuân 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố.
- Chủ đề bài thơ: Nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của đời người lính.
- Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”.
Phần luyện tập
Câu 1: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn
=> Xem TẠI ĐÂY