Soạn bài 2: Tự chủ - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 11. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

A. Hoạt động khởi động

Trò chơi "ai nhớ nhiều"

Những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người:

  • Đói cho sạch, rách cho thơm
  • Chết vinh còn hơn sống nhục
  • Ăn rách cốt cách người thương
  • Cây ngay bóng thẳng
  • Tự lực cánh sinh
  • Khó mà biết lẽ biết trời/ Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang
  • Ở hiền gặp lành
  • Tay làm hàm nhai , tay quai miệng trễ
  • Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Một giọt máu đào hơn áo nước lã....
  • Ta về ta tắm ao ta/ Dú trong dù đục ao nhà vẫn hơn
  • Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan...

Những câu ca dao, tục ngữ  thể hiện tính tự tin, tự giác, tự lập, tự chịu trách nhiệm là:

  • Chết vinh còn hơn sống nhục
  • Tự lực cánh sinh
  • Tay làm hàm nhai , tay quai miệng trễ
  • Ta về ta tắm ao ta/ Dú trong dù đục ao nhà vẫn hơn
  • Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan...

=> Theo em, đó là những biểu hiện của phẩm chất tự chủ của con người.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về phẩm chất tự chủ

a. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: (sgk trang 11)

  • Qua câu chuyện em hiểu thế nào là tự chủ?
  • Chi tiết nào cho em thấy Dũng là người tự chủ?
  • Hùng có phải là người tự chủ không? Vì sao

b. Trao đổi suy nghĩ

Có quan niệm cho rằng, người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.

  • Em có đồng tình với quan niệm trên không? Tại sao?
  • Nêu ví dụ về những hành động, việc làm thể hiện sự tự chủ.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của phẩm chất tự chủ

a. Hãy đọc các biểu hiện sau và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu:

A. Không nóng nảy, vội vàng trong hành động

B. Điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau'

C. Nóng nảy, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý

D. Không quá lo lắng đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

E. Tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình

G. Thiếu cân nhắc, chính chắn

H. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng

I. Luôn hành động theo suy nghĩ của mình

K. Tự kiềm chế những ham muốn của bản thân

L. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn

M. Thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác

N. Tính bột phát trong giải quyết công việc

Tự chủ Không tự chủ Giải thích
     

b. Cùng chia sẻ:

En hãy trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh suy nghĩ của mình về phẩm chất tự chủ và các biểu hiện của phẩm chất tự chủ?

3. Tìm hiểu ý nghĩa của sự tự chủ

a. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi (Trang 13 sgk)

  • Chi tiết nào trong câu chuyện nói về tự chủ?
  • Tự chủ mang lại cho chúng ta điều gì?

b. Cùng suy ngẫm và trao đổi

Tự chủ sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích gì?

Chúng ta sẽ như thế nào nếu không làm chủ được bản thân?

4. Rèn luyện để trở thành người có phẩm chất tự chủ

a. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi (sgk trang 14)

  • Em có suy nghĩ gì về hành động của Lan?
  • Theo em, Lan cần làm gì để hạn chế việc lạm dụng điện thoại?

b. Cùng chia sẻ:

Chúng ta cần làm gì để trở thành một người tự chủ? Hãy viết ra những điều em cần rèn luyện để có thể tự chủ tốt hơn

C. Hoạt động luyện tập

1. Thảo luận về tự chủ

a. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp

  • Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
  • Theo em, người có tính tự chủ cần phải có suy nghĩ và hành động như thế nào?

b. Em hãy trao đổi và thảo luận với bạn về việc: Làm thế nào để bạn có thể tự chủ mà mọi người vẫn cảm thấy bạn hòa đồng, hòa đồng nhưng bạn không bị rủ rê, lôi kéo vào việc xấu?

2. Rèn luyện tính tự chủ

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1: (sgk trang 15)

  • Em có suy nghĩ gì về trường hợp của bạn Tuấn ?
  • Theo em, bạn Tuấn cần làm gì để thoát khỏi sự cám dỗ của Facebook?

Tính huống 2:

Đang ngồi trong lớp nghe cô giáo giảng bài, Hà chợt nhớ ra chuyện gì đó muốn nói ngay với Mai, nhưng lại đắn đo, ngập ngững vì sợ cô giáo phạt. Nhưng chuyện này mới lắm, cần thiết lắm. Biết làm thế nào đây?

  • Nếu em là Hà, em sẽ làm thế nào?
  • Đã khi nào em ở vào trường hợp như Hà chưa? Em đã làm gì để vượt qua tình huống trên?

D. Hoạt động vận dụng

1. Cùng chia sẻ

a. Em sẽ hành động như thế nào khi gặp phải những tình huống sau:

1. Em đang ngồi ung dung nghe nhạc trên xe bus thì có một cụ già và em nhỏ bước lên xe.

2. Minh rất ngại rửa bát. Thường ngày, ăn cơm xong mẹ thường rửa bát giúp Minh để Minh có thêm giời gian học tập. Hôm nay, nhà có khách nên mẹ không giúp Minh được. Một chậu bát lớn đang chờ Minh mà Minh rất muốn trì hoãn việc này.

3. Đôi lúc em thấy mình đang nghi ngờ ai đó về những điều lặt vặt, hoặc có những ý nghĩ tiêu cực. Em đã cố gắng để  không làm cho suy nghĩ đó tăng lên nhưng thật khó có thể làm được?

b. Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ?

2. Tìm hiểu ý nghĩa câu cả dao

Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang A4 để chia sẻ suy nghĩ của em về ý nghĩa câu ca dao trên?

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Đọc câu chuyện của bà Tâm và bạn N trong bài 2 sgk giáo dục công dân 9. Hãy phân tích các hành vi tự chủ và chưa tự chủ của các nhân vật trong câu chuyện, từ đó rút ra những bài học cho bản thân?