Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

ĐỌC

1. Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác:

- "Nàng cùng con thơ với cô hầu gái xống áo thướt tha, đứng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn"

- "phu nhân vội vã tới tòa tháp lớn thành I-li-ông'

- "như người mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại"

2. Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?

Trả lời:

Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận vì không muốn chàng phải mạo hiểm, bị sát hại, không muốn con thơ thành đứa trẻ mồ côi cha, mà bản thân mình cũng trở thành góa phụ. Cha mẹ nàng đều đã không còn, nàng đã coi Héc-to là người thân kính yêu duy nhất của mình, không chỉ là chồng mà còn là cha, là mẹ, là anh trai, là chỗ dựa lớn nhất của nàng nên nàng rất sợ mất đi Héc-to.

3. Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận.

Trả lời:

Những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận:

- Chàng không muốn trở thành kẻ hèn nhát, phải hổ thẹn với những người anh em, lính chiến cùng xông pha ngoài chiến trận như mình

- Chàng là người có nhiệt huyết, lý tưởng sống cao đẹp, từ lâu đã học cách luôn đứng ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân

- Chàng không muốn mang nỗi thống khổ đến cho thành Tơ-roa, những người đàn em của mình và đặc biệt là Ăng-đrô-mác, không muốn nàng phải làm nô lệ, phục dịch cho người khác mà bản thân lại bất lực không thể giải thoát cho nàng.

4. Hình dung về cảnh tượng được miêu tả.

HS tự thực hiện.

5. Chú ý đến ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận.

Trả lời:

Ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận được thể hiện qua những câu nói:

- " Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét được."

- "Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận."

- Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1:  Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?

Câu 2: Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?

Câu 3: Những không gian “tòa tháp”, “thành lũy”, “phố xá thành Tơ-roa”, “cổng Xkê”,… trong đoạn trích thể hiện đặc trưng thể loại sử thi như thế nào?

Câu 4: Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

Câu 5: Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Bạn suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật? 

Câu 6: Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?

Câu 7: Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích.