Soạn bài Củng cố, mở rộng sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
1. Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
Trả lời:
Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió cho thấy các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam:
- Cốt truyện đơn giản, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn.
- Có người kể chuyện. Nhân vật chính trong các truyện đều là thần linh, có năng lực siêu nhiên, được miêu tả với hình dạng khổng lồ, sức mạnh phi thường
- Các nhân vật trong truyện có chức năng cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin, khát vọng của con người cổ sơ.
- Thời gian trong truyện mang tính phiếm chỉ, ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.
- Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn.
2. Vẽ sơ đồ hoặc lập bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau:
Trả lời:
Tác phẩm |
Ngôi kể |
Nhân vật chính |
Sự kiện chính |
Thần Trụ Trời |
Ngôi thứ 3 |
Thần Trụ Trời |
Thần Trụ trời tách trời và đất, tạo ra những ngọn núi, hòn đảo, cao nguyên, biển cả,…
|
Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên |
Ngôi thứ 3 |
Ngô Tử Văn |
Cuộc đấu tranh chống lại tà ác của Ngô Tử Văn ở trên trần gian và dưới Minh ti. |
Chữ người tử tù |
Ngôi thứ 3 |
Huấn Cao |
Việc xin chữ và cho chữ giữa viên quản ngục và tử tù Huấn Cao. |
- Cốt truyện: kể việc việc bà Nữ Oa ngày đêm không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục đội đá vá trời cứu loài người.
- Thời gian: Không có thời gian cụ thể
- Không gian: trên cõi trần gian
- Nhân vật: bà Nữ Oa, Thủy Thần, Cung Công, Hỏa Thần, Chúc Dung
- Lời kể ở ngôi thứ 3.
4. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Trả lời:
Phân tích cảnh cho chữ của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.
Cảnh cho chữ diễn ra trong hoàn cảnh "xưa nay chưa từng có". Đó là thời gian đêm khuya và trong không gian oái oăm - buồng giam nhà tù. Nơi đây "chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Vị thế xã hội của người cho chữ và người xin chữ cũng có sự đối lập. Một người là kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, người kia là quan chức thuộc bộ máy cai trị của triều đình ấy. Mọi thứ chuẩn bị cho cảnh cho chữ đều bất thường. Tuy nhiên, khi đặt họ ở vị thế nghệ thuật cả hai được xem là tri âm, tri kỉ, họ hiểu nhau bởi cả hai đều hướng tới cái đẹp vượt lên thực tại tầm thường, cả hai đều mang những vẻ đẹp của thiên lương trong sáng. Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp của hai nhân vật đều tỏa sáng.