Soạn bài 7: Đọc hiểu văn bản Mây và sóng sách cánh diều ngữ văn 7 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

1. CHUẨN BỊ

CH1. Đọc trước bài thơ Mây và sóng, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore).

Trả lời:

- Thông tin về nhà thơ Ta-go:

+ Tên: Rabindranath Tagore

+ Năm sinh – năm mất: 1861 – 1941

+ Quê quán: Ấn Độ

+ Là danh nhân văn hóa, nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Thơ Tagore chan chứa tình yêu đất nước, con người, cuộc sống,...

CH2. Nhớ lại những trò chơi với mẹ hoặc người thân trong gia đình khi em còn nhỏ và chia sẻ với bạn bè về cảm xúc của mình khi chơi những trò chơi đó.

Trả lời:

  • Khi còn nhỏ, em đã chơi trò tập tầm vông với mẹ. Em cảm thấy vui khi mỗi khi được chơi cùng mẹ và cả hai mẹ con đều thắng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

2. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Chú ý sự tưởng tượng của em bé và các hình ảnh đẹp trong đoạn thơ.

Câu 2.  Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?

Câu 3.  Chú ý lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng".

CÂU HỎI

Câu 1. Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?

Câu 2. Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến "bầu trời xanh thẳm"; phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.

Câu 3. Cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó?

Câu 4. Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại "thú vị" và "hay hơn"?

Câu 3. Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.... (Hồ Chí Minh)

b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

    Để con đi...

(Hoàng Trung Thông)

c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. (Văn Công Hùng)

d) Nhưng... xin lỗi... - Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối - Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry)

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)