Soạn bài 1: Đọc kết nối Ông một sách chân trời sáng tạo ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu hỏi 1: Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?
Trả lời:
Các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:
- "Nó voi nhớ ông Đê Đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng": trở nên ủ rũ, buồn thiu, gầy rạc đi, bỏ ăn.
- Mặc dù được người quản tượng thả về rừng, hàng năm khi sang thu, nó đều xuống làng thăm ông, quỳ ở trước sân.
- Nó luyến chủ trở về, nó giúp người quản tượng nhiều việc: cuốn các ống bắng ra sông lấy nước, lên nương lấy vòi quắp những câu gỗ mang về.
- Khi người quản tượng không còn nữa, "nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi". Khi biết gọi vô ích, nó lồng chạy vào nhà, "nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ", :lồng chạy như voi hoang".
- Từ đó, voi mấy năm lại xuống một lần, "nó trở nên lặng lẽ, đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi".
=> Qua đây, con voi luôn dành tình cảm yêu thương, sự gắn kết đặc biệt đối với Đê Đốc và người quản tượng. Nó hiểu được sự quan tâm của con người dành cho nó, vì vậy biết cách trả ơn qua những hành động của nó.
Câu hỏi 2: Người quản tượng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi?
Trả lời:
- Cách người quản tượng đã cư xử với con voi:
+ Ông để nó nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn, ngày nào cũng ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo.
+ Ông coi con voi như con em trong nhà.
+ Khi thu sang, ông biết voi nhớ rừng nên ông quyết định thả cho nó đi. Mặc dù vậy, hàng năm khi thu sang, voi lại về thăm ông, ông như trẻ lại, hớn hở đưa nó lên nương và thiết đãi nó những bữa no nê.
- Cách dân làng đã cư xử với con voi:
+ Dân làng gọi con voi bằng cái tên đầy thân thuộc "Ông Một".
+ Mỗi khi voi về, họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng.
+ Khi người quản tượng qua đời, dân làng vẫn quan tâm đến nó, "các bô lão mang mía đến cho nó".
Câu hỏi 3: Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên?
Trả lời:
Qua đoạn trích, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.