CH: Rừng ở nước ta được phân chia thành 3 loại:

  • Rừng đặc dụng: bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. Kiểu rừng này gồm có vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá – lịch sử – môi trường.
  • Rừng phòng hộ:  sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lần biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
  • Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Ví dụ rừng thông, rừng bạch dàn, rừng keo.

LT:

1. 

Loại rừngMục đích sử dụng
Rừng đặc dụngbảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Rừng phòng hộ sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường
Rừng sản xuấtđược sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường

2. Những loại rừng có trong Hình 4.3:

  • Hình 4.3a: Rừng phòng hộ
  • Hình 4.3b: Rừng phòng hộ
  • Hình 4.3c: Rừng đặc dụng
  • Hình 4.3d: Rừng sản xuất

VD:

1. Rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở hạ nguồn sông Hương thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành phố Huế, là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn sót lại trên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và của cả nước. Khu rừng này có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai và được xem như "lá phổi" xanh, có tổng diện tích khoảng 5 ha. Địa danh này hấp dẫn du khách ngay từ cái tên hoang sơ, đầy bí ẩn và ma mị của nó. Rú Chá có tổng diện tích khoảng 5 ha trong đó 90 % diện tích nơi đây được bao phủ bởi cây chá. Chúng nằm san sát nhau, với những bộ rễ đâm lên khỏi mặt đất, bao phủ khắp không gian tạo nên một khung cảnh đầy ma mị và bí ẩn. Đi dạo trên những con đường bê tông uốn lượn xuyên qua khu rừng, được bao bọc xung quanh bởi những bộ rễ chá với hình thù lạ mắt bạn sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị. Hiện nay, Rú Chá được bảo vệ, phát triển với nhiều định hướng thúc đẩy kinh tế xã hội, du lịch của địa phương và các mục đích to lớn khác...Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 15 km, rừng Rú Chá không chỉ là một địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của đất Cố Đô mà còn là nơi để rất nhiều các nhà khoa học cũng như các bạn học sinh, sinh viên đến thực hiên công tác nghiên cứu.

2. Dấu chân cacbon (Carbon footprint) là lượng khí nhà kính chủ yếu là cacbon dioxide, được thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con người.