Quan sát hình và chỉ ra cách tạo mô hình khu nhà. Chia sẻ về cuộc sống và nét văn hóa của cư dân trong mô hình khu nhà của nhóm.

1. Khám phá hình khối của mô hình các ngôi nhà

Quan sát hình và lựa chọn:

  • Các mô hình ngôi nhà cùng vùng địa lí: tranh 1
  • Các mô hình ngôi nhà có tỉ lệ hình khối tương đồng với nhau: tranh 2

Quan sát hình và chỉ ra cách tạo mô hình khu nhà. Chia sẻ về cuộc sống và nét văn hóa của cư dân trong mô hình khu nhà của nhóm

2. Cách tạo mô hình khu nhà

Cách tạo mô hình khu nhà:

  • Sắp xếp vị trí các ngôi nhà và không gian sinh hoạt chung.
  • Tạo quang cảnh phù hợp với khu nhà.
  • Trang trí và thêm nhân vật cho khu nhà sinh động hơn.

Lưu ý: Kết hợp hài hòa, hình khối, đường nét, màu sắc của các mô hình ngôi nhà và cảnh vật có thể tạo được mô hình ngôi nhà.

Quan sát hình và chỉ ra cách tạo mô hình khu nhà. Chia sẻ về cuộc sống và nét văn hóa của cư dân trong mô hình khu nhà của nhóm

3. Tạo mô hình khu nhà tương lai

Học sinh tạo mô hình khu nhà tương lai theo hướng:

  • Tham khảo hình ảnh các khu nhà trong thực tế.
  • Xây dựng ý tưởng về khu nhà tương lai.
  • Xác định cảnh vật phù hợp với khu nhà.
  • Thực hiện theo ý thích.
  • Lưu ý: Có thể kết hợp các vật liệu khác nhau để tạo cảnh vật cho ngôi nhà.

Quan sát hình và chỉ ra cách tạo mô hình khu nhà. Chia sẻ về cuộc sống và nét văn hóa của cư dân trong mô hình khu nhà của nhóm

4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

Học sinh thực hiện, trưng bày, nêu cảm nhận và phân tích:

  • Mô hình khu nhà em yêu thích.
  • Các hình khối tạo nên khu nhà.
  • Cách sắp xếp cảnh vật tạo nhịp điệu, không gian trong mô hình.
  • Vùng địa lí của mô hình khu nhà.
  • Hướng điều chỉnh để khu nhà hoàn thiện hơn

5. Giới thiệu về khu nhà tương lại của em

Chia sẻ về cuộc sống và nét văn hóa của cư dân trong mô hình khu nhà của nhóm

Gợi ý: Học sinh có thể chọn cuộc sống và nét văn hóa của cư dân trong mô hình khu nhà các dân tộc ở Tây Nguyên để trình bày và chia sẻ:

  • Cuộc sống: đời sống kinh tế đồng bào các dân tộc Tây Nguyên còn khó khăn, họ đang trong quá triinhf xây dựng cuộc sống mới, phần lớn là đồng bào Thái, Mường, Dao, Mông, Tày, Nùng.
  • Văn hóa: Tây Nguyên là một vùng đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo mang bản sắc đặc thù, thể hiện ở các loại hình : Khảo cổ, văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rông - nhà dài, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, diễn xướng dân gian, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, ngôn ngữ-chữ viết, chạm khắc-hoa văn, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát...