Quan sát hình 23.3, hãy lựa chọn và phân tích một trong ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Lấy ví dụ minh họa..
* Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
1. Vị trí địa lí:
- Lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.
- Khả năng tiếp cận thị trường.
=> Ví dụ: Vùng có vị trí địa lí thuận lợi như giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển sẽ có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ. -> Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu nên TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
2. Tự nhiên:
- Khoáng sản: ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và lãnh thổ.
- Quỹ đất và giá đất: ảnh hướng đến phân bố công nghiệp.
- Tài nguyên nước, rừng, biển: ảnh hưởng đến phân bố các ngành công nghiệp.
=> Ví dụ:
- Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.
- Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nước ta: cà phê, cao su, chè,... Bởi vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm nông sản của miền nhiệt đới.
3. Kinh tế - xã hội:
- Dân cư lao động:
- Đảm bảo lực lượng sản xuất (số lượng, chất lượng).
- Tác động đến thị trường tiêu thụ.
=> Ví dụ: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm
- Khoa học – công nghệ: thay đổi quy trình công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo, nguồn nguyên liệu thay thế cho phát triến bền vững.
=> Ví dụ: Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt nhưng nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.
4. Vốn đầu tư và thị trường: là đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp, thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Ngày càng xuất hiện các ngành mới, linh hoạt trong phân bố.
=> Ví du: Hiện nay, nhờ cơ chế thông thoáng mở rộng thị trường, nước ta đã có nhiều sản phẩm có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như Hoa Kì, EU,.. (dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,...).
5. Chính sách phát triển:
- Ảnh hưởng tới sự phân bố và cơ cấu ngành công nghiệp.
- Xác định các hình thức tố chức lãnh thố công nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
=> Ví dụ: Nhờ chính sách đôi mới kinh tế năm 1986, phát triển nền kinh tế thị trường, duy trì nhều thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, gia nhập các tổ chức kinh tế (WTO, ASEAN...) đã giúp nền kinh tế Việt Nam thoát sự trì trệ sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế khá cao.