Quản lí chất thải chăn nuôi cần được thực hiện như thế nào....

CH:

  • Quản lí chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu, thức ăn thừa, xác vật nuôi và các loại rác thải khác như túi nylon, chai lọ.. cần được thu gom, phân loại và xử lí đúng cách. Chất thải hữu cơ có thể được xử lí bằng phương pháp ủ làm phân bón (phân compost), phương pháp ủ khí sinh học (biogas) để tạo ra nhiên liệu, phương pháp nuôi trùn quế,..Các loại rác thải khác cần được gom vào nơi quy định để tiêu hủy.
  • Ý nghĩa của việc quản lí chất thải chăn nuôi: góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi, làm tăng thêm nguồn thu và hạn chế ô nhiễm môi trường.

LT:

1. Những công việc trong phòng và trị bệnh cho một loại vật nuôi phổ biến (VD:chó):

  • Vệ sinh thường xuyên khu vực sinh hoạt của thú cưng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho thú cưng.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh (bệnh dại, viêm phế quản hô hấp,..)
  • Lựa chọn bệnh viện thú y uy tín để chăm sóc thú cưng.

2. Quan sát hoạt động chăn nuôi tại địa phương em, ghi lại những điểm chưa hợp vệ sinh và đề xuất biện pháp khắc phục.

  • Những điểm chưa hợp vệ sinh có thể do vị trí chuồng nuôi, hướng chuồng; cách  sinh khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống; cách xử lí chất thải chuồng nuôi...
  • Biện pháp khắc phục: cần dọn vệ sinh định kì, đảm bảo chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch hằng ngày, tiêu độc khử trùng nước trước và sau mỗi lứa nuôi hoặc khi có dịch bệnh.