Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu ... văn 11 trang 116.
Quá trình hiện đại hoá thơ ca từ giai đoạn đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8/1945 trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920
Thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng như nhiều cây bút Hán học yêu nước và cách mạng khác, nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, các ông vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại. Điều này thể hiện rõ nhất trong Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu.
- Giai đoạn thứ hai từ 1920 đến 1930
Trong giai đoạn này, công cuộc đổi mới thơ ca có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phong cách thơ ca vẫn mang nhiều nét của thời kì trung đại. Bài thơ Hầu trời là bài tiêu biểu thể hiện nhận định trên.
- Giai đoạn thứ 3 từ khoảng 1930 đến 1945
Nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới được xem là "một cuộc cách mạng thơ ca" (Hoài Thanh). Bài Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, ... là những bài thơ rất tiêu biểu, thể hiện rất rõ những đặc trưng của Thơ mới.