Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki – tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Từ đó, họ đòi thay đổi và cải cách tổ chức giáo hội đó.

Chính phong trao cải cách tôn giáo  đó đã có những tác động đến xã hội châu Âu thời bấy giờ. Cụ thể đó là:

  • Phong trào cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức (do một tu sĩ người Đức là M. Lu- thơ khởi xướng) sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu.
  • Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức:. Đây có thể được coi là cuộc chiến tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở Châu Âu.
  • Đạo Ki – tô đã bị phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki – tô giáo cũ, tân giáo là tôn giáo cải cách.