Phiếu bài tập tuần 32 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 32. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.

TUẦN 32

I – Bài tập về đọc hiểu

Ai mạnh nhất trên đời

   Gà Rừng uống nước trên dòng sông đang đóng băng. Uống được một lúc thì đôi cánh Gà Rừng cũng bị đóng băng cứng đờ.

– Ôi ! Băng ! Anh mạnh biết bao !

– Không đâu Gà Rừng ạ ! Mưa mạnh hơn mình nhiều. Hắn làm mình tan ra thành nước đấy !

Mưa nói :

– Không. Đất mạnh hơn chứ ! Mình vừa rơi xuống, hắn đã nuốt chửng.

– Cây mạnh hơn tôi nhiều. – Đất phân trần. – Cây đứng trên người tôi, hút hết sức mạnh của tôi.

Cây lắc đầu :

– Không ! Lửa mới ghê gớm. Hắn the lưỡi lửa dài, thiêu tớ thành tro

– Đúng, nhưng Gió lại dập tắt được tớ. – Lửa khiêm tốn đáp.

Gió chậm rãi nói :

– Mình có thể dập tắt lửa, nhưng chú Cò nhóc lại hiên ngang trong gió bão. Cỏ mới là kẻ mạnh nhất.

Cỏ xua tay từ chối :

– Tôi mà mạnh à ? Bác Cừu chén tôi ngon ơ !

Cừu kêu to :

– Không, không ! Người có thể bắt gà rừng, làm tan băng, tắm trong mưa, cày đất, cưa đổ cây, dập tắt lửa, bắt gió làm việc cho họ, cắt cỏ và ăn thịt cả tôi nữa đấy ! Người đúng là mạnh nhất trên đời.

(Theo Truyện cổ Kiếc-ghi - Vũ Phượng Ngọc dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật ? (Gạch dưới tên các nhân vật trong truyện cho đúng và đủ)

a- 8 nhân vật

b- 9 nhân vật

c- 10 nhân vật

2. Các nhân vật trong câu chuyện đều có điểm gì tốt?

a- Không tự tin khi đánh giá sức mạnh của bản thân mình

b- Khiêm tốn, biết đánh giá đúng sức mạnh của người khác

c- Khiêm tốn, biết nhường phần hơn cho những người khác

3. Vì sao Lửa thiêu cháy được cây nhưng chưa tự nhận là người mạnh nhất?

a- Vì mưa có thể dập tắt lửa

b- Vì gió có thể dập tắt lửa

c- Vì đất có thể dập tắt lửa

4. Theo em, dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?

a- Mạnh nhất trên đời chính là con người

b- Không ai có thể mạnh nhất ở trên đời

c- Ai cũng có sức mạnh của riêng mình

II – bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làn văn

1. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu tục ngữ cho đúng chính tả:

Con ơi muốn lên thân người

Nắng tai nghe nấy những nời mẹ cha.

………………………………………………………………………….

b) Gạch dưới các chữ viết sai v/ d rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

Bà con nông dân dừa được day dốn ngân hàng để phát triển sản xuất.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

2. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm thích hợp vào chỗ chấm trong truyện vui sau:

Sang cả mình con

   Mùa hè nóng rực, một lão nhà giàu đi chơi về, mồ hôi đầm đìa như tắm… Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt …

Người ở cắm đầu quạt … Một lúc lâu ráo mồ hôi, lão nhà giàu khoái quá, nói …

– Ồ ! Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ ?

Người ở bỏ quạt thưa …

– Dạ ! Nó sang cả mình con rồi ạ !

(Truyện cười Việt Nam)

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?”

a) Cá bơi bằng vây và đuôi

b) Mẹ nuôi con lớn lên và trưởng thành bằng cả đôi tay lao động và tình yêu thương sâu nặng

c) Dẫu hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, bạn Hậu đã vươn lên trở thành một học sinh xuất sắc bằng tất cả nghị lực và lòng quyết tâm mãnh liệt.

4. Viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) kể lại một việc làm của em (hoặc bạn em) đã làm để góp phần bảo vệ môi trường

Gợi ý :

a) Em hoặc bạn em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường? (VD: dọn vệ sinh trường lớp hoặc nơi ở; trồng cây xanh; phát hiện, ngăn chặn những việc làm gây tác hại tới môi trường…)

b) Công việc đó được tiến hành ra sao? Kết quả (tác dụng) thế nào?

c) Cảm nghĩ của em sau khi làm công việc đó (hoặc suy nghĩ của em về công việc mà bạn em đã làm)

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

B. Bài tập và hướng dẫn giải