Phiếu bài tập tuần 30 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 30. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.
TUẦN 30
I – Bài tập về đọc hiểu
Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học (1) Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khmer,…
Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của csac dân tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc cảu các dân tộc Tây Nguyên.
Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường.. Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
(Theo Hương Thủy)
(1) Dân tộc học : khoa học nghiên cứu về các dân tộc
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Khu nhà bảo tàng Dân tộc Việt Nam có hình dáng như vật gì?
a- Như chiếc chiêng đồng khổng lồ
b- Như chiếc đàn bầu khổng lồ
c- Như chiếc trống đồng khổng lồ
2. Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc?
a- Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn
b- Con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, giáo mác
c- Con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ
3. Trong bảo tàng, ta có thể được xem những cuốn phim về chuyện gì?
a- Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh cô gái Thái ngồi dệt thổ cẩm, đám ma của người Mường,…
b- Lễ hội đâm trâu cảu người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…
c- Cô gái Thái ngồi dệt vải thổ cẩm, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…
4. Đi thăm khắp bảo tàng, mọi người cảm thấy được điều gì?
a- Được sống trong không khí sum vầy, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
b- Được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
c- Được sống trong không khí vui vẻ, đông đúc của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:
Mưa như chút nước,lũ chên nguồn chàn về, trảy ầm ầm như thác đổ.
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
b) Điền vào chỗ trống vần êt hoặc êch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:
Bé Nhàn rất ngờ ngh…., nghe ai nói cũng ngh…. mặt ra vì không hiểu.
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
2. Trả lời câu hỏi:
a) Con chim bay bằng gì?
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
b) Phòng học của trường em được làm bằng gì?
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
3. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
a) Cả lớp reo lên … “A, cô giáo đã đến !”.
b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức … Nguyễn Hoàng Quân,Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.
4. Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu)cho một bạn học sinh được nói đến trong bài tập đọc “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” (Mô-ni-ca hoặc Giét-xi-ca) để làm quen và bày tỏ tình thân ái
Gợi ý nội dung :
a) Tự giới thiệu về bản thân ( VD : họ tên, bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, trường nào ở nước Việt Nam ). Nêu lí do viết thư cho bạn ( VD : học bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc –xăm-bua trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, được biết tình cảm đẹp đẽ của bạn dành cho thiếu nhi Việt Nam…)
b) Hỏi thăm bạn ( về cuộc sống, học tập, sinh hoạt, vui chơi…) , bày tỏ tình cảm của em đối với bạn
c) Lời chúc và hứa hẹn với bạn
……….,ngày……tháng……năm………….
…………………………………
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….