Phiếu bài tập tuần 26 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 26. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.

TUẦN 26

I – Bài tập về đọc hiểu

Hội đua bò

   Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào tháng bảy, tháng tám âm lịch.

Cuộc đua nào cũng có vài chục cặp bò dự thi. Sau lệnh phát “chạy”, cặp bò dưới roi điều khiển tế thật nhanh và thật đều, kéo theo chiếc bừa có người đứng trên. Người cầm vàm (1) đôi bò có quyền thúc bò của mình vượt lên, giật vàm đôi bò trước, làm cho đối thủ chậm trễ hoặc lúng túng, vướng bừa, ngã xuống ruộng. Ngã chưa phải đã thua nhưng rất nguy hiểm bởi bò chạy sau có thể giẫm đạp lên người điều khiển. Người ngã thường lăn rất nhanh ra khỏi đường đua, nếu không bị thương thì lại tiếp tục cuộc thi. Tới vòng thi thứ ba thì càng quyết liệt hơn. Chiến thắng mang về là chiến công của cả người và bò. Người huấn luyện bò tốt còn phải điều khiển bò giỏi,cả hai con bò phải chạy nhanh, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ mới có thể chiến thắng trong cuộc thi.

(Theo Nguyễn Trọng Báu)

(1) Vàm : dụng cụ buộc vào đôi bò, dùng để điều khiển bò trong cuộc đua

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào dịp nào?

a- Tháng sáu, tháng bảy

b- Tháng bảy, tháng tám

c- Tháng tám, tháng chín

2. Chuyện gì có thể xảy ra nếu người điều khiển bò bị ngã xuống ruộng?

a- Bị bò chạy sau giẫm đạp

b- Bị thua trong cuộc đua bò

c- Bị lưỡi bừa làm cho bị thương

3. Muốn chiến thắng trong cuộc đua, cả hai con bò cần có những điều kiện gì?

a - Chaỵ nhanh, chạy đều, theo cách điều khiển của chủ

b - Chạy đều, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ

c - Chạy nhanh, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ

(4) Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 yếu tố quan trọng của người điều khiển bò trong cuộc đua?

a - Khoẻ mạnh, dũng cảm, khôn khéo

b - Khoẻ mạnh, khôn khéo, tinh mắt

c - Khoẻ mạnh, dũng cảm, nhanh tay

II. Bài tập về Chính tả,  Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) r hoặc gi

- ......ang ngô / ............

-  .....ả vờ / ..........

- .....ỏi .....ang / ............. 

- .......ắn ......ỏi / ..............

b)  r hoặc d

.......ịu ......àng / ...........

......ành .....ọt / .............

c)  ên hoặc ênh

khám b.......... / .............

b.........  dây / ..............

2. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để các từ ngữ chỉ hoạt động thường diễn ra trong lễ hội:

- đua .......... - đua ........ - đua ........ - đua ........

- chọi .......... - chọi ........ - đấu ........ - đấu ........

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (2 dấu phẩy ở câu a và 3 dấu phẩy ở câu b) rồi ghép lại câu văn:

a) Nhờ được chăm sóc huấn luyện tốt đôi bò của chú Giang đã về đích trước tiên.

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

b) Vì cuộc sống hôm nay và mai sau nhân dân ta đã tích cực trồng cây đầu xuân tham gia bảo về rừng giữ gìn động vật quý hiếm.

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại một trò vui hay thi đấu trong ngày hội mà em biết. (VD: đấu vật, hoắc kéo co, ca hát, chơi đu, chơi quay, ném còn, nhảy múa, đua thuyền, chọi gà, chọi dế,...) 

Gợi ý: 

a) Đó là trò vui gì? Diễn ra ở lễ hội nào?

b) Trò vui bắt đầu ra sao, diễn biến thế nào? Người xem có thái độ thế nào?

c) Kết thúc trò vui có gì thú vị?

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

B. Bài tập và hướng dẫn giải