Phiếu bài tập tuần 14 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 14. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.

TUẦN 14

I – Bài tập về đọc hiểu

Sự tích ngôi nhà sàn

   Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ.

Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì nương rẫy của ông thường bị thú rừng phá hoại. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.

Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói :

– Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem : Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy !

Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói :

– Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không ?

Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.

(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu ?

a- Con người sống trong hốc cây

b- Con người sống trong lều cỏ

c- Con người sống trong hang đá

2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa ?

a- Vì ông thương chú Rùa gầy

b- Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở

c- Vì Rùa mách ông cách đặt bẫy thú rừng

3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa ?

a- Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa

b- Chân Rùa, cổ Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa

c- Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mũi Rùa

4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở ?

a- Nhờ may mắn có Rùa mách cho cách làm

b- Nhờ thông minh, biết đặt bẫy thú rừng

c- Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

-….ên ….ớp/……………

 

-…..on…….ước/……….

-…..ên người/………..

 

– chạy…on ton/………

b) ay hoặc ây

– d …. học /……….

 

– m …trắng/……….

– thức d………/………..

 

– m ……áo/……………

c) au hoặc âu

– con s……../……….

 

– c…..văn/………….

– trước s………/………..

 

– cây c………./…………

2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau :

a) Bế cháu ông thủ thỉ:

– Cháu khỏe hơn ông nhiều!

(Phạm Cúc)

b) Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

(Trần Đăng Khoa)

c) Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng.

(Quang Huy)

d) Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay . Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.

(Ngô Quang Miện)

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào ?”:

a) Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay

b) Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời

c) Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng

4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu các thành viên của tổ em và một vài hoạt động của tổ trong tháng thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Gợi ý:

a) Tổ em gồm những bạn nào ?

b) Trong tháng thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ em đã làm những việc gì để ngôi trường trở nên sạch đẹp và gần gũi với học sinh ?

c) Tổ em đã làm những việc gì để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập và các hoạt động khác ?

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

B. Bài tập và hướng dẫn giải