Phiếu bài tập tuần 12 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 12. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.
TUẦN 12
I – Bài tập về đọc hiểu
Cây mai tứ quý
Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. Loại cây này chỉ ưa bạn với gió mạnh, bướm ong không dễ dàng ve vãn, sâu bọ không dễ dàng gây hại.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo là lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa : đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý đem đến sự cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
( Theo Nguyễn Vũ Tiềm )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Cành của cây mai tứ quý có đặc điểm gì ? ( Đoạn 1 –“Cây mai…gây hại” )
a- Thẳng, xòe rộng
b- Thẳng, vươn đều
c- Vươn đều, rắn chắc
2. Đoạn 2 (“Mai tứ quý…màu xanh chắc bền”) tả cụ thể những bộ phận nào của cây mai tứ quý ?
a- Cánh hoa, trái mai, tầng áo lá
b- Cánh hoa, cánh đài, trái mai
c- Cánh hoa, cánh đài, tầng áo lá
3. Đoạn 3 (“Đứng bên cây…quanh năm”) cho biết cảm nghĩ gì của tác giả ?
a- Hoa và lá của cây mai tứ quý đều rất tốt đẹp
b- Mai tứ quý và mai vàng làm đẹp cho ngày Tết
c- Mai tứ quý đem đến sự cần mẫn, thịnh vượng
4. Cánh hoa mai tứ quý có gì nổi bật ?
a- Đỏ tía, óng ánh như hạt cườm
b-Vàng thẫm, xếp làm ba lớp
c- Vàng thẫm, óng ánh như hạt cườm
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) tr hoặc ch
– chóng ….án /……………
– phải…..ăng/……………. | – vầng ….án/………….
– ánh …..ăng/…………. |
b) at hoặc ac
– ng….nhiên/…………….
-bát ng………/………….. | – ng….thở/……………
– ngơ ng…../………….. |
2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a) Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn
b) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn
c) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót
3. Đặt câu với mỗi từ chỉ hoạt động, trạng thái :
– (bơi) :……………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
– (thích) :………………………………………………………………
……………………………………………………………………….
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà em được biết qua tranh (ảnh) hoặc ti vi.
Gợi ý :
a) Đó là cảnh gì, ở đâu ?
b) Cảnh đó có những điểm gì nổi bật làm em chú ý (về màu sắc, đường nét, hình khối…) ?
c) Nhìn cảnh đẹp đó, em có những suy nghĩ gì ?
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….