Nội dung chính Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
[toc:ul]
A- Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
Vích-to Huy-gô: (1802-1885) là một thiên tài nở rộ từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.
Ông nói về thơ của mình: "Một tiếng vọng âm vang của thời đại" đây là một nhận định có thể dùng cho toàn bộ các sáng tác của ông.
Ông là một người có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
Năm 1985, vào dịp 100 năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô - Danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Tác phẩm
“Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, đây là bộ tiểu thuyết được biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác đồ sộ của ông.
2. Phân tích văn bản
1. Chân dung tên thanh tra mật thám Gia-ve – con ác thú đội lốt người
Nhà văn đã dùng bút pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ để khẳng định: bộ dạng, ngôn ngữ và hành động của Gia-ve. Tiếng thét "Mau lên" nghe như tiếng thú gầm . Hành động của Gia-ve: túm lấy cổ áo.... hắn cười phá lên, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hàm răng. Nội tâm của hắn còn được khắc họa qua thái độ và cách cư xử độc ác với Phăng-tin. Cách cư xử độc ác còn được thể hiện ở hành động và ngôn ngữ trước khi Phăng- tin tắt thở và sau khi Phăng- tin tắc thở.
2. Chân dung ông thị trưởng Ma-đơ-len (tức Giăng Van-giăng)- một vị cứu tinh nhân đức
Trái ngược với Gia-ve, Giăng Van-giăng luôn là người nhân hậu hết lòng vì người khác. Ông tìm mọi cách trấn an Phăng-tin cho cô tin tưởng vào ông và có niềm tin hơn.Ông chấp nhận hạ mình năn nỉ Gia-ve đê tiện, xin hắn thư cho ba ngày để ông tìm con của Phăng-tin. Cái chết của cô khiến cho thái độ và hành động của Giăng Van-giăng thay đổitừ nhẫn nhịn sang kiềm chế thành mãnh liệt dữ dội.
B- Phân tích nội dung bài học
1. Tóm tắt văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Ma-đơ-len cứu giúp đưa vào bệnh xá. Ma-đơ-len trong lúc giúp đỡ Phăng- tin thì lại quyết định ra tòa tự thú để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Ông đến từ giã Phăng-tin và Gia-ve đã theo ông đến bệnh xá để canh chừng và bắt ông. Ma-đơ-len cầu xin Gia-ve cho ông ta ba ngày để tìm ra đứa con gái của Phăng-tin,nhưng hắn không đồng ý và liên tục buông lời chửi mắng Ma-đơ-len và Phăng-tin ngay cả khi chị đang ốm nặng. Gia-ve túm lấy cổ áo của Ma-đơ-le và nói ” không có thị trưởng nào cả, chỉ có một tên cướp một tên tù khổ sai….Khi nghe xong nhưng lời ấy Phăng-tin đã vô cùng sợ hãi và tắt thở. Giăng-van-giăng cậy tay Gia-ve ra khổi cổ áo, đi đến chỗ giường sắt cũ cầmmột thanh giường trong tay. Gia-ve sợ hãi định gọi quân lính nhưng sợ Giăng-van-giăng chạy trốn nên hắn đành im lặng. Giăng-van-giăng đến chỗ Phăng-tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói ” giờ thì tôi thuộc về anh”.
2. Phân tích chi tiết văn bản
- Chân dung tên thanh tra mật thám Gia-ve – con ác thú đội lốt người
Nhà văn đã dùng bút pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ có tính chất phóng đại để khẳng định: bộ dạng, ngôn ngữ và hành động của Gia-ve chẳng khác gì ác thú sắp sửa ăn tươi nuốt sống con mồi. Còn về tiếng thét "Mau lên" của Gia-ve nghe như tiếng thú gầm phóng, cặp mắt thì như cái móc sắt. Hành động của Gia- ve: túm lấy cổ áo.... hắn cười phá lên, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hàm răng.
Bên cạnh đó nội tâm của hắn còn được khắc họa qua cách cư xử độc ác với Phăng-tin, người đàn bà tội nghiệp đang hấp hối và trước cái chết.Trước khi Phăng-tin tắt thở Phăng- tin đã thể hiện những ngôn ngữ và hành động man rợ, điên cuồng, hung hãn đối với Giăng Van-giăng. Hắn là mội người tàn độc, tàn nhẫn chôn vùi niềm tin và hi vọng của Phăng-tin về sự sông, niềm tin tìm lại con.
Sau khi Phăng-tin tắt thở: Phăng-tin không dừng lại mà còn tiếp tục quát tháo đời bắt Giăng Van-giăng, vô cảm không quan tâm đến cái chết của Phăng-tin mặc dù chính hắn là kẻ gây ra cái chết ấy. Hắn hiện thân cho quỷ dữ không còn lương tâm.
- Chân dung ông thị trưởng Ma-đơ-len (tức Giăng Van-giăng)
Trái ngược với Gia-ve, Ma- đơ- len là một vị cứu tinh nhân đức, luôn sẵn sàng hi sinh vì người khác. Ông biết Gia –ve đến bắt ông nên tìm mọi cách trấn an Phăng-tin cho cô bớt sợ hãi và vẫn tin tưởng vào ông để cho cô hy vọng vào cuộc sống.Vì sự sống của cô, ông chấp nhận hạ mình năn nỉ Gia-ve đê tiện, xin hắn thư cho ba ngày để ông tìm con của Phăng-tin.
Vì sợ hãi trước những lời nói, hành động thô bỉ, tàn nhẫn của Gia-ve, trước sự thực phũ phàng, Phăng-tin đã chết trong đau đớn. Cái chết của cô khiến cho thái độ và hành động của Giăng Van-giăng thay đổi từ kiềm chế thành mãnh liệt dữ dội.
Đến khi cô chết ông phản ứng quyết liệt với Gia-ve, hướng về Phăng-tin với những cử chỉ âu yếm, xót thương và thì thầm lời hứa hẹn khiến cho linh hồn người chết cũng cảm thâý an lòng. Gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường.
Lòng nhân hậu, vị tha cũng là hình tượng điển hình của chủ nghĩa lãng mạn với tình yêu thương con người sâu sắc và chi tiết nụ cười nở trên môi Phăng-tin sau khi chị đã chết cũng thể hiện cho hình tượng ấy.
3. Tổng kết
- Nghệ Thuật
Sử dụng bút pháp lãng mạn, qua đó làm nổi bật lên tâm hồn nhân hậu, biết hy sinh giúp đỡ người khác của Giăng Van-giăng. Tác giả sử dụng nghệt thuật tương phản đã thành công trong việc làm nổi bật sự đối lập giữa thiện-ác, tốt-xấu, yêu thương-tàn bạo,...thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cách kể chuyện hấp dẫn, thu hút người đọc. Nghệ thuật xây dựng, miêu tả tính cách nhân vật sinh động, lột tả được rõ nét tính cách, ngôn ngữ hành động của nhân vật.
- Ý nghĩa
Viết cho những năm đầu thế kỉ XIX nhưng cả thế kỉ nay, “Những người khốn khổ” của Vích- to Huy- gô đến nay vẫn nguyên giá trị bởi tài năng, nhân đạo và đặc biệt là vấn đề không bao giờ cũ mà ông đặt ra cho tác phẩm của mình. Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” điều này đã được thể hiện rất rõ khi dù ở bất cứ hoàn cảnh, địa vị nào, cái ác có thắng thế thì đến cuối cùng vẫn phải khuất phục trước hào quang của cái thiện.
- Nội dung
Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, đã tái hiện chân thực cuộc đối đầu đầy gay go giữa cái thiện và cái ác. Đồng thời qua đó đã gửi gắm thông điệp đầy ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương con người có thể giúp ta vượt qua mọi khó khăn, đem đến ánh sáng hi vọng cho tương lai. Tác phẩm giàu giá trị nhân đạo cao muốn truyền tải đến cho độc giả.