Người ta tiến hành thí nghiệm đun sôi 200 ml dung dịch tinh bột với 5 mL chất xúc tác HCI 1N trong 1 giờ....
Câu hỏi 5.
Phản ứng đun sôi tinh bột với chất xúc tác là HCL để tạo ra đường diễn ra chậm hơn so với phản ứng phân giải tinh bột thành đường có sự tham gia của enzyme amylase.
Luyện tập 3.
- Nếu không có enzym, những phản ứng đòi hỏi năng lượng sẽ không thể xảy ra. Enzym hoạt động như chất xúc tác và cho phép các phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Enzym cũng cho phép điều hòa các con đường chuyển hóa nhằm đáp ứng với những thay đổi trong môi trường của tế bào hoặc tín hiệu từ các tế bào khác.
Câu hỏi 6.
Phản ứng sẽ không xảy ra khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất. Về nguyên tắc, khi cơ chất liên kết vào, trung tâm hoạt động sẽ thay đổi hình dạng để khớp với cơ chất.
Câu hỏi 7.
Cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác gồm 3 bước cơ bản:
1. Cơ chất liên kết với enzyme để hình thành phức hợp enzyme - cơ chất.
2. Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm, tạo thành phức enzyme - sản phẩm.
3. Sản phẩm được giải phóng enzyme, trung tâm hoạt động sẵn sàng cho cơ chất mới.
Vận dụng 1.
Các giai đoạn trong cơ chế tác động của amylase nước bọt:
- Tinh bột kết hợp với enzyme amylase có trong nước bọt, hình thành phức hợp enzyme - Tinh bột.
- Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi tinh bột thành đường.
- Đường được được giải phóng enzyme, trung tâm hoạt động sẵn sàng cho cơ chất mới.
Câu hỏi 8.
Khi tăng nồng độ cơ chất hay nhiệt độ, độ pH thì tốc độ phản ứng tăng. Tốc độ phản ứng đạt mức cao nhất khi ở nhiệt độ tối ưu và độ pH tối ưu.
Vượt qua giá trị tối ưu này, tốc độ phản ứng giảm dần.