Nêu thành phần cơ bản của đất trồng và ý nghĩa từng thành phần trong đất trồng..
Câu 1. Các thành phần cơ bản của đất trồng:
- Phần lỏng: có thành phần chủ yếu là nước. Nước trong đất cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng.
- Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ.
- Chất vô cơ do đá mẹ bị phá hủy tạo thành, chiếm khoảng 95%, trong đó chứa các chất dinh dưỡng như đạn, lân, kali...
- Chất hữu cơ do sự phân hủy của xác sinh vật chuyển hóa tạo thành.
- Phần khí: chủ yếu gồm khí oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác. Khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây và hoạt động của sinh vật đất.
- Sinh vật đất: có vai trò cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật; phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Câu 2. Thành phần cơ giới của đất:
- Phần vô cơ của đất bao gồm các cấp hạt có đường kính khác nhau. Tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên tành phần cơ giới của đất.
- Đất chứa càng nhiều hạt có kích thước nhỏ thì càng nhiều chất mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
Phản ứng của dung dịch đất:
- Đất chua có độ pH dưới 6,6, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất, khả năng cũng cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng, sự duy trì cân bằng hàm lượng chất hữu cơ và chất vô cơ ở đất.
- Đất kiềm có độ PH trên 7,5. Đất có tính kiềm có làm tính chất vật lí của đất bị xấu, mùn trong đất dễ bị rửa trôi...
- Đất trung tính có pH từ 6,6 đến 7,5; là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và hệ sinh vật trong đất.