Nêu những nét cơ bản về Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn. .
Câu 1. Những nét cơ bản về Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn:
- Không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược.
- Toàn dân đánh giặc.
- Linh hoạt thế, lực, thời, mưu với nhiều cách đánh sáng tạo.
- Tính nhân văn, dân tộc sâu sắc.
Câu 2. Sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ:
- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam: Người Việt Nam phải sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp kể từ cuối thế kỷ XIX với những thất bại liên tiếp của triều đình nhà Nguyễn. Vào thời điểm đó, Pháp luôn nằm trong những đế chế mạnh nhất thế giới với số lượng thuộc địa khổng lồ, trải dài từ Châu Mỹ, châu Phi cho tới Châu Á mà đặc biệt là ở bán đảo Đông Dương. Ước tính trong giai đoạn 1920 – 1930, lãnh thổ dưới quyền cai trị của Pháp có diện tích lên tới hơn 13 triệu km2. Như một lẽ tất yếu, quân đội của đế chế này cũng luôn được xếp vào hạng hiện đại, tối tân nhất lúc bấy giờ. Thế nhưng, gần 80 năm áp đặt ách thống trị tại Việt Nam, thực dân Pháp đã phải đối mặt với dân tộc kiên cường và không bao giờ chịu khuất phục. Những trận chiến của quân đội triều đình có thể thua, nhưng không vì thế mà người Việt Nam chịu đầu hàng. Niềm tin và ý chí ấy được thể hiện rõ qua những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ, tự phát và sau này là cuộc kháng chiến trường kỳ của quân đội nhân dân Việt Nam với đỉnh cao là đại thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Nhìn lại lịch sử, chúng ta không khỏi bất ngờ khi biết rằng năm 1944, vào thời điểm mới thành lập, quân đội ta chỉ vỏn vẹn có 34 chiến sĩ với vũ khí thô sơ dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, điều đó không thể làm nản lòng ý chí quyết tâm đánh bại kẻ thù của những người lính cụ Hồ. Để rồi 10 năm sau ngày thành lập, đội quân ấy chiến đấu vô cùng bền bỉ và đánh sập "pháo đài bất khả xâm phạm" Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng dưới sự hậu thuẫn Mỹ.
- Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam: Đang trong lúc làm nhiệm vụ trực gác tại Vọng gác Tỉnh ủy An Giang, chiến sỹ Bùi Minh Đức đã kịp thời dùng bình chữa cháy dập tắt khi chiếc xe vừa bốc cháy, đồng thời truy hô. Ngay lúc này, 02 chiến sỹ trẻ Dương Trọng Hữu và Võ Quốc Thái không quản ngại hiểm nguy đã nhanh chóng nhảy xuống dòng nước đang chảy mạnh cứu vớt nạn nhân. Đoạn sông này ngày thường rất nguy hiểm và khi mùa lũ về lại càng nguy hiểm hơn với những con nước xoáy sâu, tuy nhiên không chút do dự, chiến sỹ Dương Trọng Hữu và Võ Quốc Thái đã nhanh chóng vượt qua những con sóng mạnh và sự kháng cự của nạn nhân, đưa nạn nhân vào bờ trước sự cảm phục của đông đảo người dân. “Hai chú Công an lao xuống sông, rồi nhờ chị Thủy đưa đò ném phao xuống, nhưng cô gái đó vùng vẫy, đạp phao ra. Chúng tôi thì đâu biết lội, mà giả sử biết lội cũng không dám nhảy xuống. Vì nước sông chảy mạnh lắm. Hôm đó nếu không có mấy chú Công an thì không biết làm sao nữa” - một người dân chứng kiến vụ việc bày tỏ.
- Truyền thống của Dân quân tự vệ: Nhân dịp Hội nghị dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc diễn ra tại Việt Bắc ngày 27 tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư “Gửi nam nữ dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc”. Trong thư Người khen ngợi và đánh giá cao vai trò của lực lượng dân quân, tự vệ và du kích. Người viết: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân quân tự vệ và du kích là một lực lượng trong chiến tranh Nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương.