Nêu những điều cần chú ý trong quy trình chăm sóc, thu hoạch cá trong ao.
Những điều cần chú ý trong quy trình chăm sóc, thu hoạch cá trong ao:
- Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá:
- Thức ăn cho cá:
- Khi mới thả cá, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 30% đến 35%, cỡ khoảng 1 – 2 mm.
- Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 28% đến 30%, cỡ khoảng 3 – 4 mm.
- Hằng ngày cho cá ăn hai lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và khoảng 3 – 4 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi với lượng thức ăn chiếm từ 3% đến 5% khối lượng cá trong ao. (Vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bẩn, lượng thức ăn giảm đi).
- Trong ao có thả cá trắm cỏ thì dùng thêm thức ăn xanh (cỏ, rau,...) được quây trong một cái khung đề cá được ăn tập trung.
- Cách cho cá ăn: cho ăn bằng tay hoặc sử dụng máy cho ăn tự động được lập trình sẵn chế độ và giờ cho cá ăn.
- Quản lí chất lượng ao nuôi:
- Cần bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi hoặc thay nước sạch hàng tuần (ở nơi khó thay nước định kì thi sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch nước ao)
- Nếu là ao đất, định kì cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh nõn chuối.
- Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp oxygen cho cả trong ao như máy bơm, máy phun mưa, máy quạt nước..
- Phòng, trị bệnh cho cá:
- Thăm ao hằng ngày, quan sát hoạt động bơi, bắt mỗi, tình trạng sử dụng thức ăn của cá nuôi đề kịp thời điều chỉnh thức ăn, cách cho ăn, chất lượng nước ao.
- Khi thấy có hiện tượng bất thường cần quan sát và nhanh chóng đưa phương án xử lí. (Ví dụ: Khi thấy hiện tượng cá ngạt, nỗi đầu cần bật ngay máy quạt nước hoặc máy bơm, máy phun mưa....
- Khi thấy cá có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với kĩ sư thuỷ sản để được tư vấn và xử lí bệnh kịp thời).
- Thu hoạch cá nuôi:
- Khi cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch.
- Cá thu hoạch được đưa vào dụng cụ chứa nước sạch có cung cấp khi oxygen, vận chuyển đến nơi chế biến, tiêu thụ ngay trong ngày.