Nêu những biểu hiện về sự củng cố chế độ phong kiến tập quyền dưới thời nhà Trần..

Câu hỏi 1: Những biểu hiện về sự củng cố chế độ phong kiến tập quyền dưới thời nhà Trần:

- Kiện toàn bộ máy nhà nước:

+ Đứng đầu nhà nước trung ương là vua, nhưng các vua nhà Trần thường nhường ngôi sớm cho con, xưng là Thái thượng hoàng, cùng quản lý đất nước.

+ Các đại thần, quan văn, võ trong triều đều do người trong hoàng tộc nắm giữ.

+ Quý tộc, quan lại được ban thái ấp, cấp bổng lộc nhưng có quy định thưởng phạt cụ thể.

- Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ và hoàn thiện hơn.

+ Cả nước chia thành 12 lộ, phủ.

+ Đơn vị hành chính ở các địa phương phổ biến là xã.

- Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật, các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn. 

- Quân đội gồm có quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân biên ải và dân binh ở làng xã. Quân đội được xây dựng và phát triển theo chủ trương "binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông", chính sách "ngụ binh ư nông" tiếp tục được thực hiện.

Câu hỏi 2:

Lĩnh vực

Nội dung tóm tắt

Danh nhân tiêu biểu

Tư tưởng, tôn giáo

+ Tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong dân

+ Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng, Phật giáo dân tộc ra đời

Trần Nhân Tông

Giáo dục, khoa học

- Về giáo dục:

+ Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân có sức học xuất sắc.

+ Nhiều trường tư được mở ở làng xã.

+ Thời Trần định lệ thi Thái học sinh và chọn tam khôi trong kì thi Đình.

- Nhà Trần đạt được nhiều thành tựu về cả sử học, quân sự, y học cũng như thiên văn học.

Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Thiền sư Tuệ Tĩnh, Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán,...

Văn học, nghệ thuật

- Văn học: văn học thời Trần phát triển rực rỡ, có nhiều tác phẩm nổi tiếng ra đời

- Kiến trúc: các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều như tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc.

- Điêu khắc: có nhiều kiệt tác nghệ thuật, các tác phẩm điêu khắc bằng đá như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, chạm khắc gỗ trên cánh cửa ở chùa Phổ Minh.

- Về âm nhạc: Hát chèo và múa rối nước phổ biến từ đình làng đến cung đình. Nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm đã phổ biến.

Trần Quốc Tuấn, Trương Hán Siêu, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông