Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam (1961 - 1965).

Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam (1961 - 1965)

Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt”.

Thủ đoạn:

  • Tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, đưa nhiều cố vấn quân sự vào miền Nam; tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại; sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
  •  Dồn dân lập “ấp chiến lược”; mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng; phong toả biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Tóm tắt những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam trong việc làm thất bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ (1961 - 1965):

  • Trên mặt trận chống phá "bình định" với khẩu hiệu "một tấc không đi, môt li không rời" và cuộc đấu tranh chống phá "ấp chiến lược" diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, Cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp.
  • Trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn ở Tây Ninh, chiến khu D...Đặc biệt ngày 2/1/1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc, khẳng định khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lược "chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
  • Trên mặt trận chính trị, phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị, như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nổi bật là cuộc đấu tranh của “Đội quân tóc dài" và học sinh, sinh viên.
  • Đông-Xuân 1964 -1965, ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), tiếp đó, giành thắng lợi ở Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.