Bài luyện nói sẽ giúp chúng ta thành thạo, tư tin thuyết trình về nghị luận một đoạn thơ bài thơ. Teach12h sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi trong bài và luyện tập bài học. Mời các bạn tham khảo.

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I- CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Ôn lại để nắm vững kiến thức về các làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

2. Cho đề bài:" Bếp lửa sưởi ấm một đời- Bàn về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ bằng Việt"

Lập dàn ý và trình bày bài nói của mình

Dàn ý:

1. Mở bài: giới thiệu về vấn đề nghị luận

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc. Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.

2. Thân bài:

a, Giải thích vấn đề nghị luân:

Ra đời vào năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” đã tái hiện chân thật một khoảng kí ức tuổi thơ của người cháu bên bà của mình. Tuổi thơ của người cháu gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa ấp iu nồng đượm khiến người cháu mỗi khi nhớ về lại có những cảm xúc vô cùng yêu thương xen lẫn cảm phục người bà của mình. Bài thơ không chỉ nói lên tình cảm của người cháu giành cho bà mình mà còn khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn với thời kì chống Pháp gian khổ của nhân dân ta . Đối với nhà thơ , bếp lửa gợi nhớ về bà & những tháng năm đc bà chăm sóc .

b. Đưa ra luận điểm, luận cứ để chứng minh:

  • Luận điểm 1: Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh của bà , thể hiện sự kính yêu , trân trọng , biết ơn của cháu đối với bà .
  • Luận điểm 2: Bài thơ ko chỉ bó hẹp trong tình cảm gia đình mà còn rộng ra là tình yêu quê hương đất nước .

c. Khái quát cuối:

Nêu ra nghệ thuật, nội dung, khẳng định lại hình ảnh bếp lửa trong bài. Hình ảnh bà với ngọn lửa như người truyền lửa, truyền cảm xúc, và là người giữa lửa trong lòng người cháu nói riêng và thế hệ trẻ nói chung.

3. Kết bài: Nêu cả xúc và nhận định của bản thân:

Hình ảnh bếp lửa là 1 sáng tạo độc đáo của bài thơ , qua đó , tác giả thể hiện sự biết ơn , kính yêu đối với người bà đã hi sinh vì con cháu .

II- LUYỆN NÓI TRÊN LỚP