Lời giải bài 5,6 chuyên đề Các dạng bài tập thường gặp về Di truyền học quần thể.

Bài 5:   Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng

                 QT1: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa

                 QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa

* QT1: 0.36AA; 0.48Aa; 0.16aa

- Gọi p là tần số tương đối của alen A

- Gọi q là tần số tương đối của alen a

- Quần thể  đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn:  p2AA + 2pqAa + q2 aa = 1 và khi đó có được   p2 q2 = (2pq/2)2 

- Ở quần thể 1 có  p2 = 0.36 ,  q2 = 0.16,   2pq = 0.48

           Và 0.36 x 0.16 = (0.48/2)2

=> Vậy quần thể ban đầu đã cho là cân bằng.

Cách giải 2:

* QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa

- Gọi p là tần số tương đối của alen A

- Gọi q là tần số tương đối của alen a

p = 0,7 + 0,1                           q = 0.1 +0.1

Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn  p2AA + 2pqAa + q2 aa

=> 0,82 AA + 2.0,8.0,2Aa + 0,22 aa = 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa

=> Vậy quần thể không cân bằng.

Bài 6:  Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cần bằng:

Quần thể

Tần số kiểu gen AA

Tần số kiểu gen Aa

Tần số kiểu gen aa

1

1

0

0

2

0

1

0

3

0

0

1

4

0,2

0,5

0,3

 

- Quần thể 1: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2   =>1 x 0 = (0/2)2 =>  quần thể cân bằng.

- Quần thể 2: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2   =>0 x 0 ≠ (1/2)2 =>  quần thể không cân bằng.

- Quần thể 3: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2   =>0 x 1 = (0/2)2 =>  quần thể cân bằng.

- Quần thể 4: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2   =>0,2 x 0,3 = (0,5/2)2 =>  quần thể không cân bằng.