Lập và hoàn thành bảng thống kê về một số thành tựu chính ................
Lĩnh vực | Thành tựu | Ý nghĩa |
Tư tưởng - tôn giáo | - Vị thế của nho giáo ngày càng được nâng cao. - Phật giáo được vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập. | - Là quốc giáo, là chuẩn mực đạo đức cho hành vi của con người trong xã hội. - Góp phần củng cố và phát triển nhà nước phong kiến, xây dựng một nền văn hoá, giáo dục độc lập, tự chủ. |
Giáo dục | - Quốc Tử Giám được mở rộng. - Trường học xuất hiện ở khắp các địa phương. - Các kì thi Nho học được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn. | Sự quan tâm, chú trọng của triều đình đối với việc học tập, thi cử để tuyển chọn người tài ra giúp nước. |
Khoa học - kĩ thuật | - Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử ký - bộ sử đầu tiên của nước ta. - Quân sự: có các tác phẩm như Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyên thư của Trần Quốc Toản. - Y học: thầy thuốc Tuệ Tĩnh - chuyên nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam. | Cho thấy sự phát triển song hành và không ngừng nghỉ của các yếu tố khoa học – kĩ thuật với tiến trình lịch sử. |
Văn học | - Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm rất phát triển. + Văn học chữ Hán: phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị. + Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân với những tác giả nổi tiếng như Nguyễn Thuyên, Trần Nhân Tông, Chu Văn An,... | - Thể hiện ý thức dân tộc cao khi sử dụng ngôn ngữ riêng của đất nước mình để sáng tác các tác phẩm văn học. - Làm cho nền văn học dân tộc ngày càng phát triển phong phú, đa dạng hơn. |
Nghệ thuật | Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng: kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô,... | Thể hiện và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau. |