Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế và xã hội Ấn Độ thời phong kiến..
Câu hỏi 2:
Tên vương triều | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội |
Gúp-ta | - Nông nghiệp: công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích canh tác mở rộng hơn, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó có kênh đào dài gần 200 km. - Thủ công nghiệp: hông qua “con đường Tơ lụa”, thương nhân Ba Tư, Ả Rập, Trung Quốc,.. đến Ấn Độ để trao đổi các loại hàng hoá nổi tiếng như tơ lụa, vàng, bạc, gia vị | Quá trình phong kiến hoá đưa tới sự ra đời của hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến và nông dân |
Hồi giáo Đê-li | - Nông nghiệp: người dân trồng hàng chục giống lúa, canh tác đạt năng suất cao.... - Thủ CN: Vải in có hoa văn đẹp, đồ sứ tráng men, đồ trang sức.... là những sản phẩm nổi tiếng | Quý tộc Hồi giáo chiếm nhiều ruộng đất, trở thành tầng lớp thống trị. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, nhận ruộng đất của địa chủ đề canh tác và nộp tô. |
Mô-gôn | - Kinh tế nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh. Vua - A-cơ-ba cho đo đạc ruộng đất, định ức thuê hợp lí với nông dân. - Sự phát triển của thủ công nghiệp gắn liền với các thành thị, trung tâm tôn giáo, bến cảng |
Câu hỏi 3: Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li:
- Về hoàn cảnh ra đời:
+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- Về chính sách thống trị:
+ Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
+ Tự dành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
+ Mặc dù đã cố gắng thi hành nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân.
- Vị trí của vương triều:
+ Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV.
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
+ Hồi giáo có cơ hội được truyền bá đến một số nước ở Đông Nam Á.