Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá thời Lý..

 

Thời Lý

 

 

 

 

 

Chính trị

- Tổ chức chính quyền:

+ Đứng đầu là vua, dưới có quan văn, quan võ.

+ Chia cả nước thành 25 lộ, phủ, dưới có hương, huyện, đơn vị cơ sở là xã.

- Luật pháp và quân đội:

+ Năm 1042: ban hành Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

+ Quân đội gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

+ Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông".

- Chính sách đối nội, đối ngoại:

+ Thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

+ Giữ quan hệ hoà hiếu với nhà Tống, Chăm-pa.

 

 

Kinh tế

- Thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp (chính sách "ngụ binh ư nông", cày ruộng tịch điền,...).

- Thủ công nghiệp: gồm 2 bộ phận - thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp nhân dân.

- Thương nghiệp: hình thành các chợ và trung tâm trao đổi hàng hoá, đẩy mạnh quan hệ buôn bán với Trung Quốc và nước ngoài.

 

 

 

Xã hôị

- Có xu hướng phân hoá.

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan): có nhiều đặc quyền.

+ Số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

+ Nông dân: chiếm đa số, nhận ruộng đất để cày cấy và nộp thuế, một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.

+ Thợ thủ công và thương nhân: khá đông đảo.

+ Nô tì: địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại.

 

 

 

 

Văn hoá

- Tôn giáo:

+ Phật giáo được tôn sùng, truyền bá rộng rãi.

+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.

+ Đạo giáo khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

- Văn học, nghệ thuật:

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, một số tác phẩm văn học có giá trị: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,...

+ Hát chèo, múa rối, các trò chơi dân gian đều phát triển.

- Kiến trúc: một số công trình có quy mô tương đối lớn được xây dựng (Cấm thành, chùa Một Cột,...), trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.