Giải VBT Đạo đức 2 bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực sách "Kết nối tri thức". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Bài tập 1. Tô màu vào bông hoa thể hiện cách kiềm chế cảm xúc mà em đồng tình.
Trả lời:
Cách kiềm chế cảm xúc mà em đồng tình:
- Hít thở sâu, đếm chậm rãi từ 1 tới 10
- Viết ra điều khiến em buồn, tức giận, lo lắng
- Tập thể dục
- Nghe nhạc
- Kể với người thân
Bài tập 2. Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
Hà: Mỗi khi buồn, lo lắng hay sợ hãi tớ không muốn làm gì cả, tớ không thể tập trung học bài và thường nghĩ đến điều tiêu cực.
An: Tớ cũng có những lúc như vậy nhưng tớ có một vài cách để vượt qua. Tớ thường hít thở thật sâu, đọc truyện cười hoặc nghe nhạc, tâm sự với bạn thân, bố mẹ hoặc viết ra những điều khiến tớ buồn, lo lắng, sợ hãi,...
Hà: Hay quá! Tớ sẽ thực hiện các cách đó khi tớ có chuyện buồn.
a. An đã làm gì để vượt qua nỗi buồn?
b. Em hãy nhận xét cách vượt qua nỗi buồn của An.
Trả lời:
a. Cách An vượt qua nỗi buồn: hít thở thật sâu, đọc truyện cười hoặc nghe nhạc, tâm sự với bạn thân, bố mẹ hoặc viết ra những điều khiến An buồn, lo lắng, sợ hãi,...
b. Cách vượt qua nỗi buồn của An rất hiệu quả, bởi vì những cách như đọc truyện, nghe nhạc, tâm sự sẽ giúp cho bản thân thoải mái hơn, giải tỏa được những căng thẳng và áp lực.
Bài tập 3. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Giờ ra chơi, Hải đi qua cửa lớp 2B, Minh trêu bạn, giơ chân ngáng làm Hải ngã. Hải tức giận, lao vào đánh Minh làm cả hai bạn đều bị đau.
a. Vì sao Hải đánh Minh?
b. Việc làm của Hải đã gây ra hậu quả gì?
c. Khi tức giận, em nên làm gì?
Trả lời:
a. Hải đánh Minh vì Minh trêu bạn, giơ chân ngáng làm Hải ngã.
b. Việc làm của Hải đã gây ra hậu quả là làm cả hai bạn đều bị đau.
c. Khi tức giận, em nên bình tĩnh lại, kiềm chế cảm xúc tức giận để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.
Bài tập 4. Theo em, điều gì sẽ xảy ra khi:
- Quá lo sợ khi thực hiện một việc gì đó
- Luôn buồn rầu, chán nản
- Nói/làm gì đó khi đang tức giận
- Luôn vui vẻ, lạc quan
Trả lời:
- Quá lo sợ khi thực hiện một việc gì đó: khiến mình mất bình tĩnh, không thành công khi thực hiện một việc gì đó.
- Luôn buồn rầu, chán nản: khiến mình không có tinh thần, làm việc gì cũng không có hiệu quả.
- Nói/làm gì đó khi đang tức giận: khiến mình mất bình tĩnh, sẽ gây ra những chuyện không hay.
- Luôn vui vẻ, lạc quan: có tinh thần, thoải mái, có động lực làm việc hơn, làm mọi việc suôn sẻ, không bị áp lực.
Bài tập 5. Hãy viết ba cách mà em thường làm để vượt qua sự lo lắng, sợ hãi.
Trả lời:
- Nhìn nhận sự việc một cách khách quan hơn, hít thở vài phút trước khi bắt đầu làm việc.
- Bình tĩnh tạo ra những giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
- Tập thể dục nhẹ nhàng để làm thoải mái cơ thể.
- Thư giãn, giải trí như chơi game, nghe nhạc để tinh thần thoải mái hơn.
Bài tập 6. Vẽ các khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui, buồn, sợ hãi.
Trả lời:
Các em có thể tham khảo hình ảnh ở bài tập 1, bài 9: Cảm xúc của em để vẽ khuôn mặt vui, buồn, sợ hãi.