Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..

A- Trắc nghiệm

Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Địa danh nào dưới đây không phải lò trị sở của các triếu đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?

A. Thành Cổ Loa.                                B. Thành Luy Lâu.

C. Thành Tống Bình.                           D. Thành Đại La.

1.2. Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là

A. Thứ sử.              B. Thái thú.                  C. Huyện lệnh.               D. Tiết độ sứ.

1.3. Chính quyền đô hộ dủa người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nào?

A. Nhà Triệu.           B. Nhà Hán.                C. Nhà Ngô.                    D. Nhà Đường.

1.4. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bác?

A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.

B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.

C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.

D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng, dưới biến.

1.5. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?

A. Nghề rèn sắt.                        B. Nghề đúc đồng.

C. Nghề làm giấy.                      D. Nghề làm gốm.

1.6. Tổng lớp nào trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc ?

A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hoá.

B. Địa chủ người Việt.

C. Nông dân làng xã.

D. Hào trưởng bản địa.

Trả lời:

1.11.21.31.41.51.6
ABBCCD

 

Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở đầu là nhà Hán, kết thúc là nhà Đường đã áp đặt ách cai trị lên đất nước ta.

B. Phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

C. Trong thời kì Bắc thuộc, trồng lúa vẫn là nghề chính của nhân dân ta.

D. Khuôn đúc đồng, gốm men, đất nung được tìm thấy ở Luy Lâu chứng tớ các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển trong thời kì Bắc thuộc.

E. Thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội bao trùm là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Trả lời:

- Câu đúng là: B, C, D, E

- Câu sai là: A

Câu 3: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: đồng hoá dân tộc, nhà Đường, tập quán, khởi nghĩa, người Hán đề điền vào chỗ trống (...) trong đoạn sau.

Các triều đại phương Bắc từ nhà Hán đến (1) ..................... đều thi hành chính sách cai trị hà khắc. Chính quyến đô hộ còn thẳng tay đàn áp các cuộc (2) ........................ của nhân đân ta. Chúng còn thực hiện chính sách (3) ...................... đưa (4) ...................... sang ở lần với dân Việt, tim mọi cách xoá bỏ những (5) ...................... lâu đời của người Việt.

Trả lời:

Các triều đại phương Bắc từ nhà Hán đến (1) nhà Đường đều thi hành chính sách cai trị hà khắc. Chính quyến đô hộ còn thẳng tay đàn áp các cuộc (2) khởi nghĩa của nhân đân ta. Chúng còn thực hiện chính sách (3) đồng hóa dân tộc đưa (4) người Hán sang ở lần với dân Việt, tim mọi cách xoá bỏ những (5) tập quán lâu đời của người Việt.

B- Tự luận

Câu 1: Hãy trình bày tóm tắt chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc và rút ra nhận xét.

Trả lời:

- Tóm tắt chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:

  • Về bộ máy cai trị: chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới đó là huyện, Chính quyền từ cấp huyện trở lên đề do  người Hán nắm giữ.
  • Về kinh tế: Các quan cai trị chiếm ruộng đất của nhân dân, áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, chính quyền nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân cống nạp vật phẩm.
  • Về văn hóa xã hội: thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt và tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

- Nhận xét: qua chính sách cai trị có thể thấy sự hà khắc, tàn bạo và thâm hiểm của chính quyền đô hộ.

Câu 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy thể hiện các biện pháp cai trị về kinh tế, xã hội của chính quyến đô hộ phương Bắc cùng với những chuyến biến về kinh tế - xã hội của người Việt trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc theo gợi ý sau:

[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Trả lời:

  1. Chuyển biến

- Về kinh tế:

  • Các vùng trồng lúa nước vẫn là nghề chính và sự phát triền của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thủy lợi.
  • Các nghề thủ công có phát triền hơn như, rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức.
  • Nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, thủy tinh.
  • Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh hơn trước.

- Về xã hội:

  • Đại chủ, quan lại người Hán bị Việt hóa.
  • Tầng lớp hào trưởng đại phương có uy tín và vị thế trong đời sống xã hội.
  • Mâu thuẫn xã hội bao trùm làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong suốt thời kì Bắc thuộc.

2. Chính sách cai trị

- Về kinh tế:

  • Chiếm ruộng đất để lập thành ấp, trại và bắt dân cày cấy.
  • Áp đặt tô thuế nặng nề
  • Độc quyền buốn bán về sắt và muối
  • Bắt dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, sản vật quý.

- Về văn hóa - xã hội: thi hành chính sách đồng hóa dân tộc Việt.

Câu 3: Hãy đọc một số tự liệu khắc hoa chân dụng của các viên quan cai trị đứng đầu các chính quyền đô hộ các cấp của phong kiến phương Bắc dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

3.1. Tính cách và cách thức cai trị dủa một số viên quan đứng đầu chính quyền đó hộ các cấp của phong kiến phương Bắc được thể hiện qua những từ/cụm từ nào trong đoạn tư liệu trên.

3.2. Từ đó chỉ ra điểm giống nhau trong cách thức cai trị của các quan viên đứng đầu chính quyền đô hộ.

Trả lời:

3.1. Những từ/cụm từ thể hiện tính cách và cách thức cai trị của một số quan lại đứng đầu chính quyền đô hộ các cấp của phong kiến phương Bắc:

Thái thú Tô Định: “tham lam, tàn bạo”, “thấy tiền thì giương mất lên”

Thái thủ Tôn Tư (nhà Ngô): “tham bạo, làm hại đân chúng”.

Thứ sử Tiêu Tư (nhà Lượng): “tàn bạo, khắc nghiệt”.

Đô hộ An Nam Lý Tượng Cổ (nhà Đường): “tham bạo, hà khắc, mất lòng dân chúng”

Tiết độ sử Thái Kinh (nhà Đường): “hà khác thâm hại"

3.2. Điểm giống nhau trong cách thức cai trị của các quan viên đứng đầu chính quyền đô hộ: Đều thể hiện bản chất tham lam, hà khắc, tàn bạo trong cai trị nhân dân ta của các viên quan cai trị phương Bắc.