Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài 3: Giao tiếp phù hợp sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
Câu 1: Nêu những điều em đã thực hiện được trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. (Đánh dấu X vào những phương án em chọn)
a/ Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ, thân thiện
b/ Sử dụng phối hợp các ngôn ngữ giao tiếp
c/ Thể hiện thái độ tôn trọng, luôn lắng nghe khi người khác nói
d/ Nói lời lịch sự, tế nhị
e/ Nói lời chia sẻ, cảm thông
g/ Nói lời chân thành, thiện chí
h/ Nói lời khích lệ, động viên tạo sự tự tin
¡/ Không thể hiện thái độ, lời nói, hành vi làm tổn thương người khác
k/ Nói lời lễ phép với người lớn
I/ Nói lời cảm ơn khi được động viên, giúp đỡ
m/ Nói lời xin lỗi khi làm phiền hoặc có lỗi cho dù người đó ít tuổi hơn mình
n/ Chia sẻ, giúp đỡ người khác trong những trường hợp cần thiết
o/ Nói lời chê bai khi thấy không bằng lòng với điều người khác làm
Trả lời:
Những điều em đã thực hiện được trong các tình huống giao tiếp hàng ngày là:
a/ Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ, thân thiện
c/ Thể hiện thái độ tôn trọng, luôn lắng nghe khi người khác nói
d/ Nói lời lịch sự, tế nhị
e/ Nói lời chia sẻ, cảm thông
g/ Nói lời chân thành, thiện chí
h/ Nói lời khích lệ, động viên tạo sự tự tin
¡/ Không thể hiện thái độ, lời nói, hành vi làm tổn thương người khác
k/ Nói lời lễ phép với người lớn
I/ Nói lời cảm ơn khi được động viên, giúp đỡ
m/ Nói lời xin lỗi khi làm phiền hoặc có lỗi cho dù người đó ít tuổi hơn mình
n/ Chia sẻ, giúp đỡ người khác trong những trường hợp cần thiết
Câu 2: Xác định những điều em nên và không nên thực hiện khi giao tiếp với:
- Người lớn
- Ông bà, bố mẹ
- Thầy, cô giáo
- Bạn bè
- Em nhỏ
Trả lời:
- Người lớn:
- Nên: Nói lời lễ phép với người lớn, thái độ tôn trọng, luôn lắng nghe khi người khác nói.
- Không nên: nói trống không, chen vào khi người lớn đang nói hoặc ngắt lời người lớn.
- Ông bà, bố mẹ:
- Nên: Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ, thân thiện.
- Không nên: nói trống không, chen vào khi ông bà, bố mẹ đang nói hoặc ngắt lời ông bà, bố mẹ
- Thầy, cô giáo
- Nên: Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ, thân thiện ,thể hiện thái độ tôn trọng, luôn lắng nghe khi người khác nói, nói lời lịch sự, tế nhị
- Không nên: nói lời mất lịch sự, thể hiện thái độ thiếu tôn trọng.
- Bạn bè:
- Nên: Nói lời chia sẻ, cảm thông, nói lời khích lệ, động viên tạo sự tự tin, chia sẻ, giúp đỡ người khác trong những trường hợp cần thiết
- Không nên: nói những lời xấu sau lưng bạn, thể hiện thái độ chán ghét.
- Em nhỏ:
- Nên: Nói nhỏ nhẹ phù hợp với trẻ nhỏ, nói lời xin lỗi khi làm phiền hoặc có lỗi cho dù người đó ít tuổi hơn mình
- Không nên: nói bậy chửi tục, nói những lời không hay để trẻ nhỏ học theo.
Câu 3: Lựa chọn cách xử lí tình huống phù hợp (Đánh đấu X vào phương án em chọn)
1. Em đang muốn hỏi thăm đường đến nhà bạn nên ghé vào một quán nước gần đó, nhưng người bán nước đang bận nói chuyện với khách. Em sẽ làm gì?
a/ Ngắt lời người bán nước và hỏi luôn
b/ Chờ người bán nước nói chuyện xong mới hỏi thăm
c/ Chờ lâu nên xin lỗi ngắt ngang để hỏi thăm
d/ Tìm người khác để hỏi
2. Em đang đi cùng bạn trên đường về nhà thì gặp bác hàng xóm, có vẻ như bác ấy không nhận ra em. Em sẽ làm gì?
a/ Không chào, cứ vậy đi qua
b/ Chỉ chào lúc bác ấy nhận ra em
c/ Em thể hiện đang chăm chú nói chuyện với bạn và không nhận ra bác
d/ Lễ phép chào bác
3. Em gặp cô giáo đang trao đổi với một bác phụ huynh ở hành lang tầng một. Em sẽ làm gì?
a/ Em chỉ chào cô giáo
b/ Em chỉ chào bác phụ huynh
c/ Em dừng trước mặt hai người, chào cả cô giáo và bác phụ huynh
d/ Em xem như không muốn làm phiền hai người và đi lướt qua mà không chào ai cả
Trả lời:
1- b hoặc c hoặc d
2- d
3- c
Câu 4: Hãy viết ra một tình huống em đã thể hiện khi giao tiếp mà em thích nhất.
Trả lời:
Tình huống em đã thể hiện khi giao tiếp mà em thích nhất là khi bố mẹ nhắc nhở em cố gắng học tập, đạt điểm cao trong kì thi tới. Em đã lắng nghe bố mẹ với một sự tôn trọng và đáp lại bằng lời nói lịch sự, chân thành để tạo niềm tin cho bố mẹ.
Câu 5: Em đã thay đổi cách nói như thế nào để người khác không bị tổn thương?
Trả lời:
Em đã thay đổi cách nói để người khác không bị tổn thương bằng cách nói giảm nói tránh, không nói trực tiếp vào vấn đề gây ổn thương cho người khác.
Câu 6: Em đã thay đổi cách nói như thế nào để động viên, khích lệ người khác?
Trả lời:
Em đã thay đổi cách nói để động viên, khích lệ người khác bằng cách thể hiện sự chân thành, nói lời khích lệ, động viên để tạo sự tự tin.