Soạn bài 8: Định luật Ôm, xác định điện trở dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế- sách VNEN khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 8 trang 45. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Khi có hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn có điện trở R và cường độ dòng điện I chạy qua. Hệ thức về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế có dạng như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức (SGK KHTN 9 tập 1 trang 46)
C. Hoạt động luyện tập.
1. Một bóng đèn khi đang được thắp sáng có điện trở 12 ôm, cường độ dòng điện chạy qua là 0,5 A. Khi đo hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây tóc là:
A. 24 V B. 6 V C. $\approx $ 0,04 V D. 12,5 V
2. Từ hệ thức của định luật Ôm $I = \frac {U}{R}$, cho biết những kết luận nào sau đây sai?
a, Khi điện trở không đổi, cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở.
b, Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở không đổi, cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với độ lớn của điện trở.
c, Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở không đổi, độ lớn của điện trở tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện.
D. Hoạt động vận dụng
1. Ở một xe máy có bóng đèn pha và bóng đèn tín hiệu (loại sợi đốt) cùng hoạt động ở hiệu điện thế 12V. Khi các đèn sáng, điện trở của bóng đèn pha là 4,11 ôm còn điện trở của bóng đèn tín hiệu là 14,4 ôm. Đèn nào sáng hơn? Tại sao?
2. Cho một nguồn điện 6V , một ampe kế, hai dây dẫn không biết giá trị điện trở, một khóa K, và một số dây để nối. Hãy đề xuất phương án xác định dây dẫn nào có giá trị điện trở lớn hơn.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Biến trở được cấu tạo và sử dụng như thế nào?
2. Hệ thức $I= \frac {U}{R}$được tìm ra khi nào? Và khi nào được các nhà vật lí học trên thế giới công nhận?