Soạn bài 12: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện- sách VNEN khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 12 trang 66. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:
1. Bạn làm như vậy có đảm bảo an toàn về điện không? Vì sao? Bạn nên làm như thế nào để đảm bảo an toàn?
2. Bạn định sử dụng một bóng compăc thay cho bóng đèn bị cháy. Điều này có lợi gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Sử dụng an toàn điện
Tại sao khi tay, chân hay người bị ướt nước thì không được cầm vào các phích cắm, dây điện của các dụng cụ điện?
Trên hình 12.2 đâu là dây nối dụng cụ điện với đất? Dòng điện chạy qua dây dẫn nào khi dụng cụ này hoạt động bình thường?
Trong trường hợp ở hình 12.3 dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ. Nhờ dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không nguy hiểm. Hãy giải thích vì sao?
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
2. Sử dụng tiết kiệm điện
Nêu các biện pháp để sử dụng tiết kiệm điện năng. Lí do cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng.
C. Hoạt động luyện tập
1. Việc gì không nên làm trong các việc sau?
a, Thay dây chì bằng dây đồng trong cầu chì.
b, Dùng dao cắt ngang dây điện trong mạch điện.
c, Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện.
d, Khi thấy dây điện bị bốc cháy thì dội nước vào dây.
e, Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa mạng điện.
f, Thường sử dụng máy giặt khi trong máy có rất ít quần áo (so với khả năng giặt của máy).
g, Để tủ lạnh gần nguồn nhiệt.
h, Hạn chế mở tủ lạnh khi không cần thiết.
k, Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
2. Tính cường độ dòng điện qua cơ thể người nếu ta chạm vào các cực của pin có hiệu điện thế 12V, biết điện trở cơ thể người là 100000 $\Omega$. Nếu da ta ẩm ướt, điện trở là 1000 $\Omega$ thì cường độ dòng điện là bao nhiêu?
3. Quan sát hình 12.4 điều gì có thể dẫn tới tình huống mất an toàn về điện? Ta cần làm gì trong tình huống này?
4. Cần làm gì khi gặp tình huống nhìn thấy người bị giật?
5. Trong gia đình, các thiết bị nung nóng bằng điện sử dụng nhiều điện năng. Biện pháp nào sau đây hợp lí nhất?
a, Không sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện.
b, Không đun nấu bằng bếp điện.
c, Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện có công suất nhỏ trong thời gian tối thiểu cần thiết.
d, Chỉ đun nấu bằng điện và sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc,... trong thời gian tối thiểu cần thiết.
6. Một bóng đèn dây tóc giá 7500 đ, có công suất 75W, thời gian thắp sáng tối đa là 1000 h. Một bóng đèn compac giá 60000 đ, công suất 15W, có độ sáng bằng bóng đèn dây tóc nói trên, thời gian thắp sáng tối đa là 8000 h.
a, Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8000 h.
b, Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng điện và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng này trong 8000 h, nếu giá 1kW.h là 1500 đ.
c, Sử dụng loại bóng đèn nào lợi hơn? Vì sao?
7. Hãy sử dụng định luật Ôm và biểu thức tính điện năng để đưa ra và giải thích một biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện và một biện pháp để sử dụng tiết kiệm điện năng.
D. Hoạt động vận dụng
1. Một bạn hay quên tắt đèn khi rời khỏi nhà. Hãy nghĩ cách giúp bạn này để tránh lãng phí điện và đảm bảo an toàn điện.
2. Vì sao khi mạch điện ở gia đình bị đoản mạch thì có thể gây ra hỏa hoạn? Có những biện pháp gì để phòng tránh điều này?
3. Hãy liệt kê ít nhất ba thiết bị điện sử dụng nhiều điện ở nhà em. Hãy nêu các biện pháp hợp lí để tiết kiệm điện khi sử dụng mỗi thiết bị này. Ước lượng điện năng sẽ tiết kiệm được khi áp dụng các biện pháp nói trên.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Tại sao chim đậu trên dây điện cao thế lại không bị nguy hiểm? Chim bị giật chết khi đậu trên đường dây tải điện trong trường hợp nào?
2. Hãy tìm hiểu vì sao không nên sử dụng điện thoại khi điện thoại đang được sạc điện.