Sau đây, Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 17: Giảm phân và thụ tinh - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 88". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
- Bằng cơ chế nào mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ bố mẹ sang con cháu?
- Tế bào sinh dục tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới phải có bộ NST như thế nào so với tế bào sinh dưỡng? Chúng được hình thành như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Khái niệm giảm phân
- Quan sát sơ đồ hình 17.1 và cho biết:
+ Để tạo ra 4 tế bào con, cần mấy lần phân chia từ một tế bào ban đầu?
+ Hãy so sánh bộ NST ban đầu với bộ NST trong các tế bào con.
+ Hãy cho biết giảm phân là gì?
- Quan sát hình 17.2 và cho biết trước khi bắt đầu giảm phân I:
+ NST trong nhân tế bào có mức độ xoắn như thế nào?
+ NST ở trạng thái đơn hay kép? Tại sao?
II. Các giai đoạn của giảm phân
1. Giảm phân I
- Quan sát hình 17.3 và hãy cho biết:
+ Giảm phân I gồm các giai đoạn nào?
+ Hãy nhận xét về sự sắp xếp của NST ở kì giữa và sự di chuyển của NST ở kì sau của giảm phân I.
+ Kết quả của giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng NST của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân I.
+ Hãy nhận xét về sự thay đổi trạng thái xoắn và mức độ hiện rõ NST qua các giai đoạn của giảm phân I.
- Quan sát hình 17.4 và hãy cho biết NST biến đổi như thế nào ở kì đầu giảm phân I?
2. Giảm phân II
- ở kì trung gian trước giảm phân II, NST ở trạng thái đơn hay kép? Vì sao?
- Quan sát hình 17.5 và trả lời câu hỏi:
+ Giảm phân II gồm những giai đoạn nào?
+ Hãy so sánh hiện tượng xảy ra với tâm động của các NST ở kì sau giảm phân I và ở kì sau giảm phân II
+ So sánh diễn biến của giảm phân II với nguyên phân
+ kết quả của giảm phân II là gì?
- Kết quả chung của cả quá trình giảm phân là gì?
III. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
1. Sự phát sinh giao tử
- Sau giảm phân, các tế bào con được tạo thành trải qua quá trình biến đổi như thế nào để trở thành các tế bào sinh dục thực hiện được chức năng sinh sản?
- Quan sát hình 17.6 và hãy cho biết đặc điểm hình thành của giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng).
- Dựa vào hình 17.7, hãy nêu các giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở động vật.
- Ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân ở các tế bào của cơ quan sinh sản đối với sự phát sinh giao tử là gì?
2. Sự thụ tinh
- Quan sát hình 17.8 và cho biết, sự thụ tinh là gì?
- Hợp tử có bộ NST như thế nào so với giao tử, tế bào sinh giao tử, tế bào sinh dưỡng của bố mẹ?
- Hãy giải thích về nguồn gốc của các NST trong mỗi cặp NST tương đồng của mỗi tế bào của cơ thể sinh vật lưỡng bội.
3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
- Hãy cho biết vì sao bộ NST 2n đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính?
- Hãy cho biết ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là gì?
- Nếu một loài sinh sản hữu tính có bộ NST 2n=4 được kí hiệu là AaBb, trong đó cặp thứ nhất gồm NST A và a, cặp thứ 2 gồm B và b thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ NST? Sự thụ tinh có thể tạo ra bao nhiêu khả năng tổ hợp (kí hiệu khác nhau) của bộ NST ở thế hệ con?
- Từ đó, em cho biết ý nghĩa về di truyền và biến dị của sự thụ tinh.
C. Hoạt động luyện tập
1. Các tế bào cùng loài sau đây (1,2,3) ở các giai đoạn khác nhau của nguyên phân và giảm phân. Quan sát hình sau và cho biết các tế bào đang ở giai đoạn nào của dạng phân bào nào?
2. Hoàn thành các câu sau bằng cách điền vào chỗ trống các từ thích hợp hoặc ghi "Không" nếu không cần thiết:
a, Sợi thoi phân bào có mặt ở các tế bào đang trải qua quá trình ..........
b, Nhân đôi NSt xảy ra trước khi tế bào bước vào .......
c, Các tế bào hình thành từ .........xảy ở các tế bào đơn bội sẽ có bộ NSt đơn bội (n).
d, các tế bào hình thành từ .......xảy ra có các tế bào lưỡng bội sẽ có bộ NST lưỡng bội.
e, Sự bắt cặp NST tương đồng thường xảy ra trong ......
g, tâm động tách 2 NST thành 2 NST đơn xảy ra ở .......
h, Các cromatit không chị em nằm ở cùng một tế bào trong quá trình .....
D. Hoạt động vận dụng
1. Chỉ ra những điểm giống nhau và khac nhau trong quá trình nguyên phân và giảm phân. Những điểm khác nhau nào là quan trọng nhất? Vì sao?
2. Nếu tế bào mẹ có 2n NST, trong đó có n cặp NST tương đồng với n NST bắt nguồn từ bố và n NST bắt nguồn từ mẹ thì có bao nhiêu tổ hợp bộ NST đơn bội n gồm các NST khác nhau về nguồn bố mẹ?
3. Bộ NST của ngựa là 2n = 64. Tính số NST có mặt ở các loại tế bào sau đây của ngựa:
a, tinh nguyên bào
b, thể cực thứ nhất
c, noãn bào bậc I
d, tinh bào bậc II
4. Lựa chọn các thuật ngữ ở cột bên trái để ghép với các cụm từ ở cột bên phải cho phù hợp:
a, giảm phân | 1. X và Y |
b, giao tử | 2. Các NST giống nhau ở giới đực và giới cái |
c, bộ NST | 3. Một trong hai NST đính nhau tại tâm động |
d, Nguyên phân | 4. Các tế bào ở cơ quan sinh sản đực được hình thành sau giảm phân |
e, kì trung gian |
5. tế bào đơn bội tạo thành từ giảm phân I |
g, NST giới tính | 6. toàn bộ các NST có trong nhân tế bào |
h, cromatit | 7. giai đoạn NST duỗi xoắn tối đa và khó quan sát |
i, NST thường | 8. quá trình phân chi tế bào lưỡng bội để tạo ra các tế bào đơn bội |
k, tinh bào bậc 2 | 9. quá trình phân chia tế bào 2n tạo ra 2 tế bào con 2n |
5. Một tế bào có 8 NST ở kì trung gian. Có bao nhiêu NST và ở dạng nào được tìm thấy ở tế bào này nếu nó đang ở:
- kì giữa của giảm phân I
- kì giữa của giảm phân II
- kết thúc giai đoạn phân chia tế bào chất của giảm phân II
- số giao tử được tạo thành từ các tế bào đó là bao nhiêu?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Theo em, ở kì trung gian giữa 2 lần giảm phân, sự nhân đôi NST có xảy ra như ở kì trung gian trước giảm phân I không? Vì sao? Điều đó có ý nghĩa gì?
2. Dựa vào tính đặc trưng của bộ NST trong từng loài và hoạt động của NST trong các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, hãy giải thích vì sao người ta có thể dễ dàng ghép cành giữa hai loài khác nhau, nhưng lai hữu tính lại chỉ thường thực hiện giữa các giống cây cùng loài, rất khó lai hữu tính giữa hai loài khác nhau.