Hướng dẫn soạn bài: Thạch Sanh trang 30 sgk văn 6 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Sau khi đọc - Trả lời câu hỏi
1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?
2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?
4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị cảm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?
5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.
6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?
7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
8*. Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?
Viết kết nối với đọc
Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.