Hoàn thành bảng: Khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Gúp-ta, theo mẫu sau.
| Thời gian | Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Thành tựu văn hóa |
Vương triều Gúp-ta | 320 - 535 | + Năm 232 TCN, Hoàng đế A-sô-ca băng hà, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt. + Năm 320, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta. + Đầu thế kỉ VI, những người Hung Nô và một số tộc người ở Trung Á tràn vào xâm lược Bắc Ấn, vương triều Gúp-ta bị chia nhỏ và kết thúc vào năm 535. | + Phần lớn người dân sống ở nông thôn và làm nghề nông. + Thương mại khá phát triển ở thành thị, các đồng tiên vàng, bạc được lưu hành rộng rãi. + Nghề luyện kim, đặc biệt luyện sắt và làm đồ trang sức đạt đến đỉnh cao. | + Chế độ đẳng cấp tiếp tục tồn tại, thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người. | - Về tôn giáo: Hai tôn giáo chính là Hin-đu giáo và Phật giáo, trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa trở thành trung tâm giáo dục bậc cao trong suốt thời kì Gúp-ta. - Về văn học: Văn thơ chữ Phạn đạt được nhiều thành tựu, nổi bật nhất là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la của nhà văn Ca-li-đa-sa. - Về thiên văn học: Người Ấn Độ đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực, đã phát hiện ra bóng của Trái Đất có hình tròn phủ lên mặt trăng, từ đó đưa ra giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. - Về y học: Các thầy thuốc đã biết phẫu thuật và khử trùng vết thương và đặc biệt đã biết làm vắc-xin trên cơ sở tạo ra lây nhiễm cho một người ở dạng bệnh nhẹ để người đó không bị bệnh ở dạng nặng hơn. - Về kiến trúc và điêu khắc: Thời kì này đã tạo nên một phong cách nghệ thuật điển hình độc đáo gọi là phong cách nghệ thuật Gúp-ta. + Nhiều công trình được xây từ thời cổ đại được hoàn thiện vào thời kì này như chùa hang A-gian-ta, bảo tháp San-chi. + Hàng loạt các công trình nổi tiếng được xây dựng như cụm đền tháp En-lô-ra, Đa-sa-va-ta-ra,... |