Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam.

  • Em tự thực hiện tìm hiểu tại địa phương.

* Gợi ý tham khảo: Các vấn đề phát triển công nghiệp ở đông nam bộ:

- Vùng Ðông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam gồm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An. Vùng có cửa ngõ phía tây tiếp giáp với Cam-pu-chia và các nước Thái-lan, Ma-lai-xi-a thông qua mạng đường bộ xuyên Á; cửa ngõ phía đông liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải tạo thành hành lang Ðông - Tây, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động, đã và đang có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 

+ Khoáng sản: Là nơi tập trung trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước.

+ Lao động: lực lượng lao động không chỉ từ nguồn lao động trong vùng mà còn từ các tỉnh khác đến, có trình độ chuyên môn cao, năng động, thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường hơn so với các vùng khác; trong vùng còn tập trung nhiều trường đại học, dạy nghề; có lực lượng trí thức đông đảo và tâm huyết. 

+ Tốc độ đô thị hóa: khá cao và nhanh so với cả nước. TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất, là nơi hội tụ nền văn hóa của nhiều dân tộc trong nước và là động lực lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước và nhất là khu vực phía nam.

+ Vùng Đông Nam Bộ sẽ sớm hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành một trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước, phát huy vai trò đầu tàu của Thành phố Hồ Chí Minh để đưa vùng tiếp tục là một động lực tăng trưởng thời gian tới.

+ Sự phát triển: Tăng trưởng GRDP trên địa bàn Vùng Đông Nam bộ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4,58% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 diễn ra từ cuối tháng 4/2021 đến nay, có thể dẫn đến tăng trưởng cả năm của Vùng âm 0,13%.

- Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Áp lực về nước thải sinh hoạt đối với khu vực Đông Nam Bộ đứng thứ hai cả nước sau ĐBSCL.

+ Ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tác động không hề nhỏ từ nước thải sinh hoạt. 

+ Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình và nước thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, khu du lịch...).