Hãy sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một thành tựu văn hoá tiêu biểu của vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI..

Tháp Pô Klong Garai gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Panduranga - vùng đất cực Nam của vương quốc Chămpa xưa, nay thuộc địa bàn các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Dựa trên bia ký, phong cách kiến trúc, nghệ thuật trang trí, cùng hiện vật gắn với di tích và một số tư liệu khác…, có thể tin rằng, tại vị trí đền tháp hiện nay từng có một đền tháp thờ Siva (?), được xây dựng từ thế kỷ XI, sau đó được chuyển hóa thành tháp thờ vua Pô Klong Garai (kết hợp với Siva). Tức là, tháp Pô Klong Garai hiện nay có thể được xây dựng trên nền móng hoặc được tu bổ, tôn tạo trên cơ sở của một ngôi tháp cũ vào khoảng cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV. Đây là một vấn đề hết sức lý thú, cần được tiếp tục nghiên cứu và giải mã. Tuy nhiên, với đối tượng chính là tháp Pô Klong Garai gắn với chức năng thờ Pô Klong Garai, chúng tôi tạm xác định, ngôi tháp hiện nay có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV.

Di tích tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích 86.969,3m2 (khu vực bảo vệ I: 1.571,5m2, khu vực bảo vệ: II 8.5397,8m2). Trong phạm vi di tích hiện nay, ngoài các hạng mục sân, vườn, tường rào, đường nội bộ, cổng (cổng vào di tích và cổng phía Đông), tổ hợp công trình phục vụ du lịch - văn hóa, kiến trúc phụ trợ, miếu thờ, phế tích kiến trúc…, còn 3 kiến trúc gốc tương đối hoàn chỉnh, gồm tháp trung tâm (KaLan), tháp cổng (Gopura) và tháp nhà.