Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

  • Trong ngữ liệu a:
    • Nụ tầm xuân (1) là thành phần phụ (bổ ngữ), chỉ đối tượng của động từ hái. Nụ tầm xuân(2) là chủ ngữ, chủ thể của hoạt động nở.
    • Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự thay đổi, khác biệt nào giữa nụ tầm xuân - chủ ngữ và nụ tầm xuân - thành phần phụ, chỉ khác nhau về vị trí trong câu.
  • Trong ngữ liệu b: 
    • Bến (1) là phần phụ bổ ngữ cho động từ nhớ
    • Bến (2) là thành phần chủ ngữ của động từ đợi
    • Xét về mặt ngữ âm và chữ viết không có dự thay đổi nào, chỉ khác nhau về vị trí trong câu.
  • Trong ngữ liệu c: "Yêu trẻ (1), trẻ (2) đến nhà; kính già (1), già (2) để tuổi cho." 
    • Trẻ (1) là bổ ngữ (nằm trong phần khởi ngữ). Trẻ (2) là chủ ngữ.
    • Già (1) là bổ ngữ (nằm trong phần khởi ngữ). Già (2) là chủ ngữ.
    • Xét về mặt âm và sự thể hiện bằng những chữ viết hoàn toàn không có sự thay đổi khác biệt nào giữa trẻ (1) và trẻ (2); già (1) và già (2).
  • Trong ngữ liệu d: 
    • Bống (1): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.

    • Bống (2): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

    • Bống (3): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

    • Bống (4): là bổ ngữ cho động từ giấu đưa ra.

    • Bống (5): chủ ngữ của câu (chủ thể của hành động ngoi lên).

    • Bống (6): chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy).

Như vậy, xét về mặt hình thái, các từ in đậm trong các ngữ liệu trên không thay đổi, dù vị trí của nó có biến đổi; xét về mặt ý nghĩa ngữ pháp của các từ được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ