Hãy lựa chọn và phân tích một trong các yếu tố của văn hóa Ấn Độ hoặc Trung Quốc có ảnh hưởng đến văn minh Đông Nam Á..
- Những ảnh hưởng của Ấn Độ về tôn giáo, đạo đức có thể được xem là có ý nghĩa quan trọng nhất và là nền tảng tôn giáo và đạo đức của Đông Nam Á. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, theo những nghiên cứu thì Phật giáo xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên. Tuy du hành vào các nước Đông Nam Á và được đón nhận, nhưng ảnh hưởng của Phật giáo lên từng quốc gia là không đều nhau. Từ thời cổ đại, Phật giáo và Bà La Môn giáo đã là những tôn giáo chính ở các nước Đông Nam Á. Cả Phật giáo lẫn Hindu giáo được phổ biến sâu rộng qua những câu chuyện huyền thoại, cổ tích, sử thi, ngụ ngôn như Jataka, Mahabharata, Ramayana, Panchatantra…và thông qua những câu chuyện kể (người kể chuyện, tranh truyện thêu…), lễ hội, nghệ thuật tạo hình (điêu khắc, hội họa…), nghệ thuật biểu diễn (kịch rối, múa mặt nạ… Điều đặc biệt nữa, đó là những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á với các tôn giáo như Phật giáo, Bà La Môn giáo không chỉ tập trung ở giới tinh hoa mà còn trở thành nền văn hóa sống động của tầng lớp nhân dân. Tại Đông Nam Á, linh hồn của Phật giáo và Bà La Môn giáo được hấp thụ sâu sắc với những lý tưởng về cái thiện, từ bi, lòng nhân ái…
- Tại Việt Nam, Việt Nam tiếp xúc với Phật giáo vào khoảng đầu Công nguyên với màu sắc của Tiểu thừa Nam tông, và thành lập nên trung tâm Phật giáo lớn nhất là Luy Lâu, ngày nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Về sau, từ Trung Hoa, Phật giáo Đại thừa du hành vào nước ta vào khoảng thế kỷ thứ IV – V. Từ đó đạo Phật đã được phổ biến rộng khắp trong quần chúng nhân dân mà phát triển cực thịnh là vào thời Lý – Trần. Những di tích như là thánh địa Mỹ Sơn đã chỉ rõ ra sự tồn tại của Ấn Độ giáo và là một công trình vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.