Hãy ghi lại những thông tin cơ bản nhất về hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc theo các gợi ý sau thời gian thành lập - kết thúc kinh đô; tổ chức bộ máy nhà nước, một số truyền thuyết dân gian có liên quan..

1. 

Nhà nướcNhà nước Văn LangNhà nước Âu Lạc
Thời gian thành lập và kết thúc kinh đôNước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ VII TCN )Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng An Dương Vương làm vua từ năm 257 tới 208 TCN. Nhưng theo đối chiếu với Sử ký Tư Mã Thiên thì niên đại chính xác có lẽ là khoảng năm 208 tới 179 TCN.
 
Tổ chức bộ máy nhà nước

+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Một số truyền thuyết dân gian có liên qua

Lạc Long Quân - Âu cơ

truyện An Dương Vương, Hai Bà TrưngBà TriệuLý Bí...

2/

* Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu thời đại Văn Lang - Âu Lạc: 

- Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là Trống đồng.

- Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là thành Cổ Loa.

- Lưỡi cày đồng, ngành luyện kim đồng thau

* Giới thiệu về Trống Đồng:

Từ muôn đời nay, trống đồng Đông Sơn đã là biểu tượng cho văn hóa Đông Sơn cũng như nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời vua Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Và trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trống đồng như một vật quý báu hội tụ hồn thiêng sông núi, tích tụ những tinh hoa dân tộc trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và cho đến ngày nay chiếc trống đồng là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Hiện nay, trong các buổi nghi lễ trang nghiêm như dịp lễ hội tiếng trống đồng vang lên uy nghi tạo không khí thiêng liêng làm tăng lên niềm tự hào dân tộc.

3/ Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hàng năm: 

Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch) hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng diễn ra tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì , Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, được nhân dân ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài thành kính kỷ niệm. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Quốc giỗ và cả nước được nghỉ lễ. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với mục đích tăng cường văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người Việt, mặt khác cũng tăng cường sự đoàn kết các dân tộc và tình hữu nghị giữa các dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ cần được giữ gìn và phát huy giúp cho mọi người dân Việt Nam hiểu được lịch sử dân tộc và tổ tiên họ.