Hãy đề xuất các biện pháp phòng bệnh hạn chế sự lây truyền của HIV và virus cúm trong cộng đồng. Các hình 22.6 và 22.7 là những thông điệp của Bộ y tế khuyến cáo... .

Luyện tập 2.

- Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

+ Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng
+ Không quan hệ tình dục bừa bãi hoặc sử dụng bao cao su.

2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

+ Không tiêm chích ma túy.

+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

+ Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

+ Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai 

+ Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

+ Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ. 

- Dựa vào đường lây nhiễm virus cúm, có các biện pháp phòng sau

+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

+ Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

+ Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

+ Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

+ Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.  

Câu hỏi 8.

- Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo Y tế: 

+ KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

+ KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

+ KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

+ KHÔNG TỤ TẬP: Không tụ tập đông người.

+ KHAI BÁO Y TẾ: Cài đặt ứng dụng PC-Covid để thực hiện khai báo y tế và được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn đi khám bệnh an toàn.

- Tiêm vaccine phòng bệnh :

+ Tăng miễn dịch cho cơ thể

+ Bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng nghiêm trọng nếu có mắc phải

+ Tiêm vaccine là một biện pháp an toàn để phòng bệnh.

Câu hỏi 9.

Bởi vì vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi đưa vào cơ thể nó kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có nguyên tương tự xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay.

Câu hỏi 10. 

Cơ chế giúp cơ thể chống lại virus là các phản ứng phòng vệ của cơ thể. Các phản ứng đó có thể là không đặc hiệu ( miễn dịch không đặc hiệu) hoặc đặc hiệu ( miễn dịch đặc hiệu).

Câu hỏi 11. 

  • Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu (ví dụ, các tế bào thực bào (bạch cầu trung tính, đại thực bào) và các sản phẩm của chúng). Ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

  • Phản ứng miễn dịch đặc hiệu (ví dụ kháng thể, tế bào lympho). Chỉ hoạt động khi mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể và thể hiện tính đặc hiệu với từng cụ thể.

Vận dụng 2. 

- Để có sức khỏe tốt, em đã: 

+ Ăn đầy đủ các loại thực phẩm, trái cây tốt cho sức khỏe
+ Uống đủ nước mỗi ngày
+ Thường xuyên tập thể dục, thể thao đúng các để nâng cao sức khỏe
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách
+ Luôn ngủ đủ giấc
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,...

- Việc giữ cơ thể khỏe mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thế chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài như các loại virus, vi khuẩn,...

Vận dụng 3.

Để chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu của cơ thể, con người thường tiêm vaccine phòng bệnh.

Câu hỏi 12.

- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus:

+ Giai đoạn 1: Virus bám và xâm nhập vào tế bào vật chủ

+ Giai đoạn 2: Tạo thành các thành phần virus

+ Giai đoạn 3: Lắp ráp các thành phần của virus

+ Giai đoạn 4: Virus thoát ra khỏi tế bào vật chủ và phát tán sang các tế bào khác.

- Thuốc tamiflu ức chế giai đoạn 4 trong chu trình nhân lên của virus : Oseltamivir là một tiền chất (Prodrug), sau khi uống vào cơ thể thuốc sẽ được chuyển hóa tại gan tạo ra chất carboxylate oseltamivir có hoạt tính ức chế chọn lọc các men neuraminidase của virus cúm (neuraminidase là các enzyme  ở bề mặt của virus). Hoạt tính enzyme của neuraminidase virus là chủ yếu  để giải phóng những phần tử virus mới được tạo thành của các tế bào bị bệnh và phát tán virus trong cơ thể.