Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập phần di truyền và biến dị (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 31: ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ (T4) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị. Biết vận dụng lí thuyết, giải thích hiện tượng trong thực tiễn sản xuất. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng tư duy lí luận, chủ yếu kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá. Rèn kĩ năng giải bài tập di truyền biến dị. 3. Thái độ Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6HS). Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, năng lực tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn, máy chiếu, phiếu học tập cho bài tập trong bài. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học, ôn tập lại các kiến thức đã học. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm Chơi trò chơi dưới dạng 2 nhóm trả lời câu hỏi sau: + Viết các công thức tính toán cho phần di truyền và biến dị mà em đã biết? Nhóm nào nhanh sẽ chiến thắng. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B.C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm + Trả lời các bài tập mục V trong SHDH trang 179. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức B. C. Hoạt động hình thành kiến thức – Luyện tập Bài 1: Là do hiện tượng trội không hoàn toàn. Bài 2: a. Thêm một cặp A-T. b. Mất một cặp A-T. c. Thay một cặp A-T bằng một cặp G-X. d. Thay một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân nghiên cứu hoàn thành bài tập sau: Có 10 hợp tử cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môI trường nội bào 2480 NST đơn. Trong các tế bào con tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ nguyên liệu nội bào là 2400. a, Xác định tên loài b, Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên D. Hoạt động vận dụng Hướng dẫn: a, Xác định tên loài: Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử và 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Ta có: Số NST tương đương với nguyên liệu của môi trường nội bào là: (2x – 1). 10 . 2n = 2480 (1) Số NST mới hoàn toàn do môI trường nội bào cung cấp là: (2x – 2). 10 . 2n = 2400 (2) Lấy (1) – (2), ta được: 10. 2n = 80 => 2n = 8. Đây là bộ NST của ruồi giấm b, Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử: Ta có (2x – 1). 10 . 2n = 2480 => x = 5. Vậy số lần nguyên phân của mỗi hợp tử là 5 lần E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân hoàn thành bài tập sau: Bài tập: Một gen có chu kỳ soắn là 90 vòng và có A = 20%. Mạch 1 của gen có A= 20 và T = 30%. Mạch 2 của gen có G = 10% và X = 40%. a, Tính chiều dài và khối lượng của gen b, Tính số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch và của cả gen E. Hoạt động tìm tòi mở rộng