Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập chủ đề 14 (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 67: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 14. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Hệ thống kiến thức về sinh vật và môi trường. + Vận dụng lí thuyêt vào thực tiễn sản xuất và đời sống: chăm sóc cây trồng. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh và khái quát hoá, suy luận. 3. Thái độ Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6HS). Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Hệ thống hóa kiến thức sinh thái học III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Cho HS chơi trò chơi: + Gọi 2 nhóm lên chơi để trả lời câu hỏi sau: Kể tên các quần thể sinh vật? + Nhóm nào trả lời nhanh và chính xác sẽ dành chiến thắng. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức sinh thái học GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Hoàn thành bảng 67.4, 67.5, 67.6 HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC SINH THÁI HỌC Bảng 67.4 Định nghĩa Ví dụ minh hoạ - Quần thể: là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản. - Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống. - Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học. - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. VD: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi... VD; Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương... VD: Thực vật phát triển " sâu ăn thực vật tăng " chim ăn sâu tăng " sâu ăn thực vật giảm. VD: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo nguyên... Rau " Sâu " Chim ăn sâu " Đại bàng " VSV. Bảng 67.5 Các đặc trưng Nội dung cơ bản Ý nghĩa sinh thái Tỉ lệ đực/ cái - Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực: cái là 1:1 - Cho thấy tiềm năn sinh sản của quần thể Thành phần nhóm tuổi Quần thể gồm các nhóm tuổi: - Nhóm tuổi trước sinh sản - Nhóm tuổi sinh sản - Nhóm sau sinh sản - Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể - Quyết định mức sinh sản của quần thể - Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. Mật độ quần thể - Là số lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. - Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể. Bảng 67.6 Các dấu hiệu Các chỉ số Thể hiện Số lượng các loài trong quần xã Độ đa dạng – Mức độ phong phú về số số lượng loài trong quần xã. Độ nhiều – Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. Độ thường gặp – Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. Thành phần loài Loài ưu thế – Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Loài đặc trưng – Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Trả lời câu hỏi 3, 4, 5 trong hoạt động 3 SHDH trang 209. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Câu 3: Quần thể người khác quần thể sinh vật: quần thể người có các đặc trưng về kinh tế - xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hoá. Do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. - Ý nghĩa của tháp dân số : tháp dân số thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước. Tháp dân số gồm : tháp dân số trẻ và tháp dân số già : + Tháp dân số trẻ : là tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao do đó tuổi thọ trung bình thấp. + Tháp dân số già : là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp do đó tuổi thọ trung bình cao. Câu 4: Quần thể Quần xã – Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh. – Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở. – Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau cùng sống trong một sinh cảnh. – Ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các quan hệ hỗ trợ và đối địch. Câu 5: Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà hãy đưa ra ví dụ về các loài cá trong một ao nuôi ở địa phương. HS: Về nhà hoàn thành nhiệm vụ GV giao. D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu xem làm thế nào để giữ được sự ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững? HS: Về nhà hoàn thành nhiệm vụ GV giao. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng