Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập chủ đề 13. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 13 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Củng cố, hệ thống hóa kiến thức của chủ đề 13: Ứng dụng di truyền học. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ Giáo dục tính cẩn thận 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Ôn tập kiến thức của chủ đề 3, chủ đề 4. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất, ai đúng nhất” + Phổ biến luật chơi: HS làm việc theo nhóm Trong vòng 1phút, các nhóm viết tên các thành tự chọn giống ở Việt Nam vào bảng. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Các nhóm trình bày trước lớp GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: HÖ thèng lÝ thuyÕt GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: Nhắc lại kiến thức: - Lai giống vật nuôi cây trồng. - Công nghệ tế bào. - Công nghệ gen. - Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống và các phương pháp chọn lọc. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập sau: HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Câu 1: Công nghệ tế bào là: A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống. B. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể C. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh D. Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào. Câu 2: Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây? A. Đỉnh sinh trưởng B. Bộ phận rễ C. Bộ phận thân D. Cành lá Câu 3: Loài cá đã được nhân bản vô tính thành công ở Việt Nam là: A Cá trạch B. Cá ba sa C. Cá chép D. Cá trắm Câu 4: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là ph¬ương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở: A. Vật nuôi. B. Vi sinh vật C. Vật nuôi và vi sinh vật. D. Cây trồng Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời các câu hỏi từ số 5 đến số 9 Kỹ thuật gen là ứng dụng của......(I)..... Người ta dùng kĩ thuật gen để chuyển một.....(II)....sang tế bào của loài nhận. Đoạn ADN này mang....(III)....được ghép vào một phân tử ADN khác đóng vai trò trung gian được gọi là.....(IV)..... Câu 5. Số (I) là: A. kĩ thuật công nghệ B. kĩ thuật di truyền C. đột biến nhân tạo D. đột biến tự nhiên Câu 6. Số (II) là: A. Nhân tế bào từ tế bào của loài cho B. Phân tử ADN từ tế bào của loài cho C. NST từ tế bào của loài cho D. Đoạn ADN từ tế bào của loài cho Câu 7. Số (III) là: A. một số biến dị B. một hay vài tính trạng C. một hay một cụm gen D. một số cặp nuclêôtit Câu 8. Số (IV) là: A. vật ghép B. thể truyền C. thể tiếp hợp D. vật xúc tác Câu 9. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là: A. Giao phấn xảy ra ở thực vật. B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau. Câu 10: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây: A. Giao phối cận huyết B. Lai kinh tế C. Lai phân tích D. Giao phối ngẫu nhiên Câu 11: Ưu điểm của chọn lọc cá thể là: A. Đơn giản, dễ tiến hành và ít tốn kém B. Có thể được áp dụng rộng rãi C. Chỉ cần được tiến hành một lần đã tạo ra hiệu quả D. Cho kết quả nhanh và ổn định do có kết hợp đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen. Câu 12: Hoocmon insulin được dùng để: A. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen B. Chữa bệnh đái tháo đường C.Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn D.Điều trị suy dinh dưỡng từ ở trẻ Câu 13: Các tác nhân vật lí được sử dụng để gây đột biến nhân tạo là: A. Các tia phóng xạ, cônsixin B. Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt B. Tia tử ngoại, cônsixin C. Sốc nhiệt, tia tử ngoại, cônsixin Câu 14: Đặc điểm của tia tử ngoại là: A. Tác dụng mạnh B. Xuyên qua các lớp mô và tác dụng kéo dài C. Không có khả năng xuyên sâu D.Tất cả các đặc điểm nêu trên đều đúng Câu 15: Biểu hiện của thoái hoá giống là: A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ C. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên D. Con lai có sức sống kém dần Câu 16: Giao phối cận huyết là: A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen C. Giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân hoàn thành bài tập sau: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai (F2) là: A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75% HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân nghiên cứu về các thành tựu chọn giống cây trồng. HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi mở rộng