Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Nước Đại Việt ta. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn:… /…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 23. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA Tiết 89 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cả lớp - KT báo cáo vòng - Chiếu NV: ? Mỗi em nêu 1 điều em biết gì về tác giả Nguyễn Trãi? - Gọi 1 HS lên bảng làm thư kí - HS báo cáo vòng tròn - GV chốt vấn đề -> GV dẫn vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp, ngôn ngữ, thẩm mĩ - Phương pháp: đọc sáng tạo, dùng lời có NT, vấn đáp; * HĐ cả lớp - Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cá nhân; máy chiếu - Chiếu yêu cầu ? Tác phẩm được viết theo thể loại nào ? Hãy nêu một số đặc điểm của thể loại văn học trên các phương diện: người viết, mục đích viết, đặc điểm nghệ thuật ? Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ? - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, đánh giá - Giảng về Bình Ngô đại cáo * HĐ cả lớp ? Quan sát hai câu đầu và cho biết: cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua những từ ngữ nào? ? Em hiểu như thế nào về tư tưởng đó * HĐ cá nhân - MC - HS xác định yêu cầu trên MC: ? So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với quan niệm của nho giáo, em thấy có điểm gì giống và khác - HS HĐ -> TB, nhận xét, bổ sung - Chốt KT và ĐG ? Từ đó, em có nhận xét, đánh giá gì về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ? Tại sao ngay từ đầu bài cáo, tác giả lại nêu lên tư tưởng nhân nghĩa * HĐ cá nhân - MC- KT đọc tích cực - HS xác định NV trên MC: ? Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền về quốc gia, dân tộc dựa trên những yêu tố căn bản nào? ? Chỉ ra những nét đặc sắc về giọng điệu, cách dùng từ, câu văn, biện pháp tu từ, cách đưa luận cứ của tác giả ? Qua các biện pháp nghệ thuật và từ ngữ, câu văn tác giả muốn khẳng định điều gì? - HS hoạt động -> trình bày - GV chiếu kết quả, HS tự đánh giá. * HĐ cả lớp ? So sánh quan niệm về chủ quyền dân tộc của NT với LTK trong ''NQSH'' em thấy có gì giống và khác? * Giảng từ đế * HĐ cả lớp ? Nhận xét về quan niệm trên * Bình + Ý thức dân tộc ở đoạn trích này là sự nối tiếp và phát triển ý thức dân tộc ở bài ''NQSH'' + Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. ( BT D.1) ? Qua đây, em cảm nhận được gì về tình cảm gì của tg đối với đất nước? I. Tìm hiểu văn bản Nước Đại Việt ta 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. + Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. + Sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập… - Tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo + Được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi. 2. Đọc; tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích: Nhân nghĩa, văn hiến 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể loại: Cáo - PTBĐ: nghị luận - Bố cục: + Phần1(2 câu đầu): Tư tưởng nhân nghĩa. + Phần 2 (8 câu tiếp theo): Quan niệm về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt + Phần 3 (còn lại): Sức mạnh của nhân nghĩa và chân lí độc lập, chủ quyền của dân tộc. 4. Phân tích 4.1.Tư tưởng nhân nghĩa - Nhân nghĩa: Yên dân, trừ bạo (diệt trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân). -> Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược, vì nhân dân (Nhân nghĩa không chỉ thể hiện ở mối quan hệ giữa người với người mà còn giữa dân tộc với dân tộc; nhân nghĩa không chỉ thể hiện ở lòng thương người mà còn vì hạnh phúc của nhân dân) * Tư tưởng thân dân, tiến bộ ( Tiền đề đầu tiên khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) 4.2. Quan niệm về quốc gia, dân tộc. - Nước Đại Việt có: + Nền văn hiến lâu đời "vốn xưng nền văn hiến đã lâu" + Có cương vực lãnh thổ "núi sông bờ cõi đã chia" + Phong tục tập quán riêng "phong tục Bắc- Nam cũng khác" + Lịch sử, chế độ riêng "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương" - Nghệ thuật:: + Từ ngữ chỉ sự hiển nhiên, không thể bàn cãi: từ trước, vốn, đã lâu, đã chia + So sánh, liệt kê + Câu văn biền ngẫu + Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn + Dùng từ chọn lọc (từ đế) + Giọng văn hào sảng. -> Khẳng định sự độc lập, tự chủ của Đại Việt là tất yếu, có từ lâu đời và sánh ngang Trung Quốc về mọi mặt * Quan niệm hoàn chỉnh, toàn diện, sâu sắc về quốc gia dân tộc ( Tiền đề thứ hai để khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc KN Lam Sơn) - Tác giả: Tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc * Hướng dẫn học tập ở nhà - Học bài nắm được nội dung chính bài - Hoàn thiện bài tập 1 ở phần D vào vở - Chuẩn bị tiết 2 của bài + Soạn mục 2d,e,g trong phần B của bài + Xem trước bài tập 1 phần C trong SGK Ngày soạn: …/… /20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 23: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA Tiết 90 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cả lớp ? Mục đích của tác giả khi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa và quan niệm về chủ quyền quốc gia dân tộc -> GV dẫn vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp; ngôn ngữ; thẩm mĩ. - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp * HĐ nhóm- bảng phụ, máy chiếu - GV giao nhiệm vụ ? Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập, dân tộc được Nguyễn Trãi làm sáng tỏ qua những dẫn chứng nào? ? Em biết gì về những sự kiện lịch sử này? ? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật, dẫn chứng, giọng điệu? ? Nghệ thuật trên đã làm nổi bật điều gì - HS xem lại vở soạn, thảo luận nhóm thống nhất vào bảng phụ - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV chiếu đáp án , HS đánh giá chéo * GV giảng * HĐ cả lớp ? Hai câu cuối nói lên điều gì? ? Như vậy qua chứng cớ lịch sử, tác giả khẳng định điều gì? ? Tình cảm nào của tác giả đã bộc lộ ở đoạn văn trên * Bình * HĐ cá nhân- KT trình bày1 phút; máy chiếu ? Khát quát nét chính về nghệ thuật, nội dung của văn bản? 4.3. Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc. - Lưu Cung.....thất bại Triệu Tiết......tiêu vong. ... bắt sống Toa Đô ... giết tươi Ô mã. + NT: Câu văn biền ngẫu; dẫn chứng xác thực -> Làm nổi bật chiến thắng của ta và thất bại thảm hại của địch. - 2 câu cuối: sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập, chủ quyền đã trở thành sự thật lịch sử. * Khẳng định nhân nghĩa, độc lập dân tộc đã tạo thành sức mạnh vô địch , có thể đánh bại được mọi kẻ thù xâm lược. - Tác giả: tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. 5. Tổng kết - Nghệ thuật: - Nội dung: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình; dạy học hợp tác * HĐ cá nhân; máy chiếu - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GVchuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá chéo. Tư tưởng nhân nghĩa Độc lập dân tộc Sức mạnh chiến thắng kẻ thù D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: vấn đáp; Bài 1 ( Lồng ghép trong Phần B.HĐHTKT) * HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG và Hướng dẫn học tập - Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Bình Ngô đại cáo - Học thuộc đoạn trích và phân tích được văn bản - Lí giải vì sao Bình Ngô đại cáo lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai - Chuẩn bị bài 24: + Đọc mục A, dự kiến câu trả lời + Đọc, trả lời câu hỏi phần văn bản * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………